Mục lục

ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP MUA BÁN HÀNG HÓA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Trong xu thế hội nhập quốc tế, mở rộng kinh tế thì hàng hóa các nước được trung chuyển, giao thương với nhau thường xuyên hơn trước đây rất nhiều. Các doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài muốn mở rộng thị trường của mình ở các nước Đông Nam Á. Đặc biệt là thị trường Việt Nam, vì vậy việc đầu tiên để có thể thâm nhập thị trường này là phải đăng ký giấy phép mua bán hàng hóa công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Công ty Luật SUNLAW hiểu được tầm quan trọng của việc đăng ký giấy phép mua bán hàng hóa công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với thương nhân nước ngoài. Công ty Luật SUNLAW cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ đăng ký giấy phép mua bán hàng hóa công ty nước ngoài tại Việt Nam nhanh chóng, ưu việt nhất.

giấy phép mua bán hàng hóa công ty nước ngoài tại Việt Nam
giấy phép mua bán hàng hóa công ty nước ngoài tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế

Mua bán hàng hóa quốc tế hay còn được gọi là thương mại quốc tế là việc giao thương, trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa có thể là hữu hình hoặc vô hình) giữa các quốc gia, và thường tuân theo nguyên tắc bình đẳng quyền và lợi ích cho các bên. Thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia. Việc đẩy mạnh mua bán hàng hóa quốc tế được xem là xu thế thế giới phẳng của tương lai.

Doanh nghiệp nước ngoài thực hiện mua bán hàng hóa với doanh nghiệp Việt Nam hoặc với cá nhân có quốc tịch Việt Nam bằng hợp đồng để thỏa thuận, trao đổi những nội dung về mua bán hàng hóa. Hoạt động mua hoặc bán (xuất khẩu hoặc nhập khẩu cần có sự đồng ý của hai bên. Khi đã thỏa thuận xong sẽ tiến hành việc làm hợp và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Cơ sở pháp lý về đăng ký giấy phép mua bán hàng hóa công ty nước ngoài

Việc xin Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài được căn cứ theo Nghị định 23/2007/NĐ-CP và Thông tư 08/2013/TTBCT của Bộ Công thương.

Quyền xuất khẩu là quyền được mua hàng hóa tại Việt Nam và xuất khẩu sang nước khác, bao gồm:

  • Doanh nghiệp đó phải đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
  • Thực hiện xuất khẩu hàng hóa;
  • Tiến hành làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu;

Chú ý: quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức thu mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu sang nước khác.

Quyền nhập khẩu là quyền được mua hàng hóa nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để đem bán cho thương nhân khác có quyền phân phối hàng hóa đó ở Việt Nam, gồm có:

  • Doanh nghiệp đó phải đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • Thực hiện nhập khẩu hàng hóa;
  • Tiến hành làm các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.

Lưu ý: quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới phân phối hoặc tham gia vào hệ thống phân phối ở Việt Nam.

Quyền phân phối: là quyền bán sỉ, bán lẻ, là đại lý mua bán hàng hóa và chuyển nhượng quyền thương mại. Theo đó:

– Bán sỉ: hay còn được hiểu là hình thức bán buôn, là một hoạt động bán hàng hóa của thương nhân, tổ chức khác với số lượng lớn và được cung cấp từ một hay nhiều nhà sản xuất với nhiều mẫu mã và được bán lại cho người bán lẻ với số lượng nhỏ hơn.

– Bán lẻ: là hoạt động bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng với số lượng trung bình đối với người tiêu dùng đó. Lưu ý, trường hợp hàng hóa được bán cho pháp nhân sản xuất, và kinh doanh của chính pháp nhân đó thì cũng được gọi là nhà bán lẻ. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vướng mắc ở vấn để này do pháp luật Việt Nam không quy định khác biệt về khái niệm “người tiêu dùng cuối cùng”

– Đại lý: hay còn được gọi là đại diện bán hàng cho doanh nghiệp. Đại lý là trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Doanh nghiệp và đại lý sẽ thỏa thuận và cho phép đại lý nhân danh, đại diện mình để bán các mặt hàng

cho người tiêu dùng. Và các đại lý sẽ được nhận hoa hồng trên một đơn vị sản phẩm, hàng hóa mà họ bán được.

– Chuyển nhượng quyền thương mại: là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Nhượng quyền thương mại có thể liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.

Hồ sơ đăng ký giấy phép mua bán hàng hóa công ty nước ngoài

Doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đăng ký giấy phép mua bán hàng hóa công ty nước ngoài. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, các giấy tờ sau:

– Giấy phép kinh doanh (theo mẫu MĐ-1được ban hành kèm Thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công thương);

– Bản giải trình (theo mẫu MĐ-6 được ban hành kèm Thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công thương) đáp ứng các điều kiện:

  • Là nhà đầu tư thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó. Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
  • Hình thức, loại hình đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết của Việt Nam;
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
  • Phạm vi hoạt động phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;

– Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao);

– Nội dung kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa trong dự kiến của doanh nghiệp;

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và kinh nghiệm của nhà đầu tư.

Hồ sơ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính. Số lượng: 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc.

Quy trình cấp giấy phép mua bán hàng hóa và đăng ký kinh doanh

  • Đầu tiên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Nếu bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ gửi hồ sơ xin ý kiến của Bộ Công thương. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, thì sẽ được thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản để sửa chữa, bổ sung;
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi ý kiến bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
  • Sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được ý kiến của Bộ Công thương sẽ quyết định cấp hay không cấp giấy phép mua bán, kinh doanh hàng hóa trong vòng 15 ngày làm việc. Trường hợp bị từ chối cấp thì sẽ trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Nếu bạn là một doanh nghiệp nước ngoài muốn được đăng ký giấy phép mua bán hàng hóa tại Việt Nam nhưng vẫn còn e ngại, lo lắng về các quy định pháp lý ở nước sở tại. Bạn chỉ cần nắm chắc công việc của mình vì điều quan trọng nhất trong kinh doanh không phải là những thứ hão huyền, mơ hồ ở tương lai, mà là phải bắt tay làm việc.

Hãy đến với Công ty Luật SUNLAW của chúng tôi, vì đội ngũ nhân viên pháp luật ở đây luôn luôn lắng nghe, tư vấn và hỗ trợ mọi nhu cầu về pháp luật của Quý khách. Với số điện thoại Hotline: 0901 202 585.

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585