Mục lục

Dịch vụ luật sư tư vấn lập dự án đầu tư

Là công ty có đội ngũ luật sư tư vấn lập dự án đầu tư chuyên nghiệp cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Công ty luật SUNLAW cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn lập dự án đầu tư.

Thủ tục lập dự án đầu tư là bước đầu để nhà đầu tư thực hiện ý định đầu tư của mình. Ở Việt Nam thủ tục lập dự án đầu tư bao gồm các bước như sau:

  1. Phương thức tư vấn:

  • Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng là nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài quy trình, điều kiện lập dự án cấp phép đầu tư trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại công ty;
  • Luật sư sẽ tư vấn cho  khách hàng qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến (Quý khách hàng liên hệ tổng đài luật sư 0901 202 585 );
  • Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư sunlawkhanhhoa@gmail.com.
  1. Nội dung tư vấn lậpdự án đầu tư

2.1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư:

  1. a)  Các dự án đầu tư sử dụng nguồn  vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng được  Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư của những doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về :
  • Sự phù hợp với quy hoạch phát triển lãnh thổ, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị của nông thôn;
  • Chế độ, điều kiện sử dụng và khai thác tài nguyên quốc gia (nếu có);
  • Những  ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;
  •  Phương án về công nghệ, quy mô sản xuất và công suất sử dụng;
  • Phương án về  kiến trúc,  áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
  •  Sử dụng tài nguyên, đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có), Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội khác của dự án;
  • Những rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư;
  • Đánh giá tổng thể tính khả thi của dự án.
  1. b) Các dự án sử dụng  nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng được Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện về tài chính, hiệu quả đầu tư, giá cả và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án đó.

2.2.  Cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư tại Việt Nam:

  1. a)   Đối với những dự án nhóm A :

+ Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa phương có liên quan là  Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuỳ theo điều kiện,yêu cầu cụ thể của từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các chuyên gia và tổ chức tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án.

+  Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn phải thẩm định phương án tài chính và trả nợ trước khi trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư.

  1. b)   Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tín dung được Nhà nước bảo lãnh, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước :
  • Ủy Ban Nhân Dân Thành phố quyết định các dự án đầu tư nhóm B.
  •  Ủy ban Nhân dân các quận/ huyện quyết định những dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống, sử dụng nguồn vốn của Ngân sách thành phố phân cấp cho Quận huyện quản lý.
  • Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư phê duyệt các dự án đầu tư nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước
  • Giám đốc Sở Địa Chính – Nhà đất phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn cho thuê nhà sở hữu nhà nước
  • Giám đốc Sở Giao thông  phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn bảo đảm giao thông.

2.3.   Biện pháp thẩm định:

  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ,hợp lệ, căn cứ vào từng nhóm dự án, cơ quan quyết định đầu tư thẩm định, đồng thời gửi công văn đến các sở ngành khi có nhutrách nhiệm xác định về nội dung có liên quan đến công tác thẩm định.
  • Các Sở, Ban ngành có trách nhiệm xem xét và phát biểu ý kiến bằng văn bản gửi cho cơ quan thẩm định trong thời gian quy định.
  • Nếu nội dung dự án không phức tạp hoặc cơ quan thẩm định có đủ thông tin và điều kiện để đánh giá nội dung dự án, cơ quan thẩm định có thể không phải lấy ý kiến của các ngành trong quá trình thẩm định nhưng phải nêu rõ việc này trong báo cáo thẩm định.
  • Trong quá trình thẩm định, nếu cần thiết, cơ quan thẩm định được tổ chức họp tư vấn để thẩm định dự án.

2.4.   Thời gian thẩm định:

  • Những dự án đầu tư thuộc nhóm A : thời hạn thẩm định không quá 60 ngày làm việc.
  • Những  dự án đầu tư thuộc nhóm B : thời hạn thẩm định không quá 25 ngày, trong đó thời gian thẩm định tại Sở Kế hoạch Đầu tư không quá 15 ngày làm việc
  • Những dự án đầu tư thuộc nhóm C : thời hạn thẩm định không quá 15 ngày làm việc (bao gồm 7 ngày hỏi ý kiến các Sở ngành nếu có).

2.5.   Nội dung Quyết định đầu tư

Nội dung quyết định đầu tư gồm :

  • Mục đích đầu tư;
  • Xác định chủ đầu tư;
  • Cách thức quản lý dự án;
  •  Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường, kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư và phục hồi (nếu có);
  • Phương án kiến trúc, công nghệ, công suất thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng và cấp công trình.
  • Chế độ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia (nếu có);
  • Tổng gói đầu tư;
  •  Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch quản lý vốn của dự án;
  • Các hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;
  •  Phương án thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu.Dự án nhóm A và B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư còn nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu;
  • Thời gian triển khai xây dựng và các mốc tiến độ  chính của dự án.
  • Thời hạn khởi công, thời hạn hoàn thành và đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất);
  • Mối quan hệ và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (nếu có). Hiệu lực thi hành

Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn đầu tư dự án, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585