Mục lục

Quy định pháp luật về ly hôn mới nhất 2020

Một ngày bạn chợt nhận ra hôn nhân của mình không còn như ngày mới bắt đầu. Mọi thứ đã thay đổi, mâu thuẫn giữa hai bạn ngày càng trầm trọng không thể giải quyết được, các bên đều rất mệt mỏi. Hoặc bạn đang gặp phải các vấn đề như bạo lực gia đình, chồng/vợ của bạn ngoài tình với người thứ ba. Và kết quả vợ/chồng bạn quyết định ly hôn để chấm dứt một cuộc hôn nhân không hạnh phúc để giải thoát cho cả hai.

Vậy thủ tục ly hôn mới nhất 2020 như thế nào? Công ty Luật Sunlaw sẽ giải đáp tất cả các vấn đề khách hàng gặp phải khi tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án thông qua nội dung dưới đây:

Luật ly hôn 2020
Luật ly hôn 2020
  1. Ai được quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn ra Tòa án theo quy định mới nhất

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Điều 51) thì người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm: một trong hai người vợ hoặc chồng hoặc cả hai người, trong một số trường hợp đặc biệt thì cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn thay cho vợ hoặc chồng khi họ không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình và người đó là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ hoặc chồng của người đó gây ra.

Các trường hợp hạn chế quyền ly hôn của người chồng nhằm đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em: Chồng không được quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng còn người vợ thì không bị hạn chế.

  1. Điều kiện để được yêu cầu ly hôn:

Căn cứ theo Luật hôn nhân và Gia đình 2014 thì gồm có hai hình thức: Hai bên đồng ý thuận tình ly hôn; Một trong hai bên yêu cầu đơn phương ly hôn

– Ly hôn thuận tình gồm: Các bên thống nhất với nhau các vấn đề hôn nhân hai bên tự nguyện ly hôn; thống nhất người trực tiếp nuôi con quyền nghĩa vụ cấp dưỡng của một bên còn lại; thống nhất việc chia tài sản hoặc tự thỏa thuận không yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên vợ/chồng: Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và  Gia đình 2014 thì khi vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình; khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài; khi vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích; khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

  1. Các vấn đề lưu ý khi thực hiện chia tài sản sau khi ly hôn:

Nếu hai bên thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận về tài sản của hai người.

Khi vợ, chồng không thể thỏa thuận được với nhau về chia tài sản chung thì Tòa án thông thường sẽ giải quyết theo hướng chia đôi nhưng sẽ xem xét thêm: Hoàn cảnh cuộc sống của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; xem xét bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; xem xét yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (ví dụ một bên ngoại tình vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng). Căn cứ theo quy định về chia tài sản khi ly hôn cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

  1. Giành quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Hai vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con và cấp dưỡng hàng tháng của người còn lại cho con chung sau ly hôn. Thỏa thuận trên sẽ được Tòa án công nhận căn cứ theo Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trong trường hợp hai vợ chồng có tranh chấp về giành quyền nuôi con chung thì Tòa án sẽ giao cho con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Khi đó, cha hoặc mẹ phải chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như: điều kiện kinh tế, tinh thần…Đối với con chung dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi dưỡng do cháu còn nhỏ.

Khi con chung từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, Tòa án sẽ tiến hành hỏi nguyện vọng của cháu khi bố mẹ ly hôn.

Mức cấp dưỡng do thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

  1. Hồ sơ ly hôn theo quy định mới nhất 2020

– Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện thủ tục ly hôn năm 2020

Ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương thì hồ sơ cần chuẩn bị tương đối giống nhau: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (số lượng 01 bản chính) nếu mất thì bản trích lục thay thế; Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng (bản sao có chứng thực); Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực); Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực); Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Trường hợp không có hộ khẩu của chồng có thể xin xác nhận của Công an địa phương về việc chồng đang cư trú tại đó để Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Nếu muốn biết thêm về thủ tục ly hôn theo quy định 2020 bạn có thể gọi đến hotline của Công ty Luật Sunlaw để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất.

🏠 CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SUNLAW – CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
🏪 Địa chỉ :51 Đường A2, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
📞 Hotline : 0901 202 585 – 0889 181 585
📌 Google maps: https://g.page/thutuclyhonnhatrang?share

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585