Mục lục

Lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất đai không thuộc về riêng ai mà thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Người dân chỉ được Nhà nước trao quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Do đó, không có khái niệm chuyển nhượng đất mà chỉ có khái niệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Sau đây, Luật SUNLAW sẽ đưa ra những nôi dung cơ bản của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 5 lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  1. Nội dung cơ bản của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chủ thể của hợp đồng

Chủ thể của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm bên mua và bên bán. Các bên phải thể hiện thông tin cá nhân của mình vào nội dung hợp đồng nhằm mục đích xác định họ là ai.

Nếu là cá nhân thì phải ghi họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND, địa chỉ, số điện thoại. Nếu là pháp nhân thì phải ghi tên pháp nhân, mã số doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp), người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền, địa chỉ, số điện thoại.

Trường hợp đồng sở hữu thì cần ghi rõ là đồng sở hữu và khai thông tin của đồng sở hữu như trên.

Hãy đảm bảo các thông tin trên là chính xác dựa trên giấy tờ hợp pháp hoặc nguồn đáng tin cậy.

Đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng đang đề cập ở đây là quyền sử dụng đất. Dựa theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ta sẽ có các thông tin về thửa đất.

Các thông tin về thửa đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng gồm: số thửa, số bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời gian sử dụng,… Ngoài ra còn có thông tin nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Phạm vi chuyển nhượng

Hai bên đưa ra thỏa thuận về hạn chế quyền, thời gian hạn chế hoặc thỏa thuận khác về việc sử dụng, định đoạt tài sản nếu có.

Vấn đề giá và thanh toán

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ghi bằng số và bằng chữ, đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam.

Việc thanh toán có thể thực hiện bằng các phương thức như sử dụng tiền mặt, hoặc dùng hiện kim hoặc chuyển khoản tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.

Hai bên cần thỏa thuận rõ về thời điểm thanh toán. Nếu thanh toán làm nhiều lần thì cần ghi rõ thời hạn và số tiền của từng lần, thỏa thuận về lãi chậm trả, trả dần (nếu có).

Về tiền cọc thì ghi rõ số tiền là bao nhiêu, hình thức trả, thời điểm trả.

Chuyển giao và đăng ký quyền sử dụng đất

Các bên thỏa thuận rõ về thời gian bên bán chuyển giao nhà đất và giấy tờ liên quan cho bên mua. Đồng thời, thỏa thuận rõ bên nào thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và chi phí phải chịu trong quá trình thực hiện.

Trách nhiệm nộp thuế, lệ phí

Hai bên cần thỏa thuận về trách nhiệm nộp thuế, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng. Theo quy định pháp luật, nghĩa vụ tài chính thuộc về bên nào thì bên đó thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Về cơ bản thì bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà đất và giấy tờ liên quan cho bên mua, đồng thời có quyền nhận tiền chuyển nhượng đất. Bên mua có quyền được nhận nhà đất kèm giấy tờ liên quan và có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.

Ngoài ra các bên còn có quyền và nghĩa vụ khác, chẳng hạn như:

  • Quyền: + Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan;

             + Yêu cầu thực hiện biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm hợp đồng.

  • Nghĩa vụ: + Chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm hợp đồng;

                 + Thực hiện nghĩa vụ tài chính mà pháp luật quy định.

  • Vấn đề phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

Khi không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng mà nguyên nhân không thuộc trường hợp được miễn trừ trách nhiệm, bên vi phạm có nghĩa vụ chịu phạt hợp đồng. Trường hợp miễn trừ trách nhiệm do các bên thỏa thuận với nhau. Và các bên cũng thỏa thuận về mức phạt hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại phát sinh khi một bên bị thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là do bên kia không thực hiện theo đúng các nghĩa vụ đã thỏa thuận.

Các bên có thể thỏa thuận về bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm hoặc cả hai. Nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Trong trường hợp bất khả kháng thì không phát sinh vấn đề phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại.

  • Các điều khoản khác như: điều khoản về hiệu lực hợp đồng, bảo đảm quyền sở hữu của bên chuyển nhượng đối với tài sản chuyển nhượng, giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  1. Những điều cần lưu ý khi ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thứ nhất, căn cứ vào Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực thì hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực. Việc công chứng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thứ hai, cần tìm hiểu kỹ về tính ổn định của thửa đất. Bạn cần kiểm tra xem thửa đất được chuyển nhượng có đang bị tranh chấp hay không. Tranh chấp này có thể xảy ra giữa các cá nhân hoặc với tổ chức. Bạn có thể liên hệ với UBND xã, cũng như những người sống xung quanh nơi có bất động sản để xác minh yếu tố này.

Thứ ba, bạn nên xác minh xem thửa đất này là tài sản riêng hay tài sản chung. Nếu là tài sản chung của hai người trở lên thì khi ký kết hợp đồng cần có mặt tất cả những người đồng sở hữu. Ai vắng mặt bắt buộc phải có giấy ủy quyền được công chứng. Nếu không, những tranh chấp về sau có thể khiến hợp đồng chuyển nhượng này bị vô hiệu.

Thứ tư, thông tin của bên thứ ba cũng cần phải xác thực, ví dụ như thửa đất có liên quan đến việc thế chấp, cầm cố, đặt cọc,… hay không? Có vấn đề chưa ổn thỏa với các bên cung cấp điện, nước hay không?

Thứ năm là khi chuyển nhượng, các bên phải hoàn thiện các nghĩa vụ tài chính. Cụ thể là nộp lệ phí trước bạ, các loại thuế thì sau đó mới được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp.

  1. Dịch vụ tư vấn Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của SUNLAW

  • Tư vấn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Nha Trang;
  • Soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chặt chẽ về mặt pháp lý, bảo vệ quyền lợi tối ưu cho khách hàng;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho việc công chứng hợp đồng, đồng thời hỗ trợ khách hàng trong quá trình công chứng (nếu khách hàng có nhu cầu).
  • Giúp khách hàng kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Thực hiện sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai – thuộc Sở Tài nguyên và môi trường (nếu khách hàng có nhu cầu).
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu có phát sinh.

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai, chúng tôi đảm bảo giúp khách hàng giải quyết mọi khó khăn liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtmột cách thấu đáo. Nếu có thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ thao thông tin dưới đây để được luật sư tư vấn cụ thể. Khi đến với SUNLAW KHÁCH HÀNG KHÔNG ĐI LẠI,  KHÔNG CHỜ ĐỢI.

🏠 CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SUNLAW – CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
🏪 Địa chỉ :51 Đường A2, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
📞 Hotline : 0901 202 585 – 0889 181 585
📌 Google maps: https://g.page/thutuclyhonnhatrang?share

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585