Căn cứ quy định tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 1 Phần B thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 quy định về trình tự thực hiện đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp sổ […]
Căn cứ quy định tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 1 Phần B thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 quy định về trình tự thực hiện đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
1. NLĐ làm việc tại đơn vị SDLĐ: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ.
2. NLĐ làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 Thành phần hồ sơ đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
3. NLĐ có từ 2 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 3 mục 1.3 Thành phần hồ sơ, nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú.
4. Đơn vị SDLĐ: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với NLĐ đã được cấp mã số BHXH; Hướng dẫn NLĐ lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với NLĐ chưa được cấp mã số BHXH (kể cả NLĐ không nhớ mã số BHXH); nộp cho cơ quan BHXH.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN.
Như vậy, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.”
Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
– Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
– Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
– Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật;
– Làm việc đúng nơi quy định;
– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;
– Tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
– Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
– Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc qua đâu? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Chủ nhà có được lấy tài sản khi bên thuê không trả tiền không? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Căn...
Xem thêmLuật sư có phải tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ không? Theo quy định tại Điều 21 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Luật sư sửa...
Xem thêm