Mục lục
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Bạn đang băn khoăn trong việc thành lập một công ty hoặc đơn giản là một cửa hàng hay một lĩnh vực liên quan đến dịch vụ. Nhưng. Bạn đang không biết phải làm như thế nào để có một quy trình đảm bảo, giảm thiểu rủi ro thất bại và đặt biệt là mọi người đều biết đến. Bạn đừng lo, sau đây công ty luật sẽ đề xuất cho bạn một hình thức kinh doanh mới vô cùng hiệu quả và giải quyết được mối lo ngại trên, đó chính là nhượng quyền thương mại. Có thể là bạn đã nghe trước đây, nhưng khi bạn đến với chúng tôi, các luật sư có uy tín về lĩnh vực thương mại của công ty Luật SUNLAW sẽ giúp bạn thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả về vấn đề nhượng quyền thương mại.
Hãy gọi ngay vào hotline 0901202585 để được luật sư tư vấn pháp lý miễn phí
Cơ sở pháp lý nhượng quyên thương mại:
- Luật thương mại 2005
- Nghị định 35/2006/ NĐ-CP
- Thông tư 12/VBHN-BTC năm 2016
- Nghị định 126/2011/NĐ-CP
- Thông tư 09/2006/TT-BTM.
Chủ thể và điều kiện nhượng quyên thương mại:
Có một vấn đề mà chúng ta cần phải hiểu rõ ở đây là về chủ thể, không phải bất kỳ một ai cũng có thể thực hiện hình thức nhượng quyền này, theo quy định tại nghị định của chính phủ, chủ thể của nhượng quyền phải là thương nhân, tức là bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều là thương nhân.
Đối với điều kiện cấp quyền thương mại của chủ thể thì không quá khó cho một yêu cầu đối với bên nhận quyền: thương nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.( bạn nhanh chóng liên hệ với công ty luật để hiểu rõ về đối tượng này).
Và bạn đang tìm bên nhượng quyền, phải đảm bảo rằng bên nhượng quyền phải thỏa mãn các quy định:
- Ít nhất một năm cho quá trình hoạt động.
- Đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động nhượng quyền thương mại
- Không vi phạm quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh.
Bạn đăng ký hoạt động này ở đâu, quyền và nghĩa vụ của bạn là gì nếu tham gia nhượng quyền thương mại này?
Bạn có phải đăng ký nhượng quyền thương mại trong mọi trường hợp không? Câu trả lời là không nhé! Theo quy định thì một số trường hợp không cần đăng ký nhượng quyền đó là: nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài. Và bạn hãy nhớ đối với hai trường hợp không cần đăng ký này phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Để khuyến khích quá trình hoạt động kinh doanh, pháp luật Việt Nam đã khuyến khích và đơn giản hóa quá trình đăng ký hoạt động này hơn trước đây. Và chỉ trong trường hợp bạn muốn nhận nhượng quyền từ thương hiệu nước ngoài về Việt Nam thì cơ quan đăng ký là Bộ Thương mại.
Trong mọi mối quan hệ pháp luật thì quyền và nghiã vụ là điều thiết yếu mà chúng ta cần phải nắm rõ.
Bạn hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được biết rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên.
Một số quy định mà bạn cần phải nắm để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.
- Đối với trường hợp bên nhận nhượng quyền thì quyền của bạn là: bạn sẽ được yêu cầu bên nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật; và yêu cầu sự đối xử như nhau giữa các thương nhân nhận quyền.
- Kèm theo đó là nghĩa vụ của bạn là: bạn phải trả tiền và các khoảng thỏa thuận khác cho bên nhượng quyền; giữ bí mật kinh doanh; bạn phải tuân theo sự kiểm soát, hướng dẫn;
- trong trường hợp không được sự đồng ý của bên nhượng quyền thì bạn không được nhượng quyền lại cho bên thứ ba….
Hồ sơ , thủ tục hoạt động nhượng quyên thương mại
Theo quy định của pháp luật, đối với hồ sơ tại Bộ thương mại:
- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
- Bản giới thiệu về nhượng quyền nhằm mục đến cho bên nhận quyền xem xét kỹ lưỡng và nắm rõ thông tin cũng như hình thức mà bên nhượng quyền đưa ra.
- Giấy chứng nhận / bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Đối với trường hợp chuyển giao các đối tượng công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ thì trong hồ sơ phải có văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp này.
Trong trường hợp bản giới thiệu và bản sao văn bằng bảo hộ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch qua Tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng.
Thủ tục như sau:
- Sau khi bạn đăng ký hoạt động nhượng quyền bằng cách nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho bạn trong tối đa 2 ngày kể từ ngày tiếp nhận để yêu cầu bạn bổ sung hoặc điều chỉnh.
- Cơ quan đăng ký sẽ có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền của bạn vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong thời hạn 5 ngày kể từ khi tiếp nhận đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Trường hợp từ chối thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho bạn bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đây là những nội dung căn bản cần thiết cho bạn đối với trường hợp bạn muốn kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại hoặc bạn có ý định nhượng quyền.
Nếu bạn muốn biết rõ thêm về chi tiết hồ sơ cũng như quy trình thực hiện, hãy liên hệ Công ty Luật SUNLAW với số hotline: 0905 05 65 85. Chúng tôi với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm sẽ tư vẫn và giúp đỡ bước đầu để trở thành một thương nhân như bạn mong muốn.