NGHĨA VỤ, QUYỀN CỦA NGƯỜI KHÔNG TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
Trong đời sống xã hội hiện nay, việc vợ chồng chung sống không hòa thuận và dẫn đến không thể tiếp tục sống cùng nhau. Nhưng khi vợ chồng đã hoàn tất các thủ thục ly hôn theo quy định của pháp luật thì không có nghĩa không xảy ra những bất cập sau khi ly hôn như về phân chia tài sản, nợ chung, con chung…. Dịch vụ tư vấn về các vấn đề phát sinh sau “Ly hôn” do các luật sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực hôn nhân gia đình của công ty Luật SUNLAW. Luật sư sẽ tư vấn các quy định pháp luật về những vấn đề xảy ra sau ly hôn của bạn gặp phải. Sau đây là một trong những tình huống phát sinh về quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
TÌNH HUỐNG: Tôi và chồng ly hôn được 3 năm, chúng tôi có con chung. Cháu trai năm nay 5 tuổi ở với chồng tôi và gia đình bên nội của cháu ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Do công việc của tôi thường xuyên đi lại nhiều nơi, thời gian làm việc không cố định và chồng tôi tha thiết, cầu xin tôi nhận quyền nuôi con để cháu là nguồn vui của ông bà nội đã lớn tuổi.
Sau khi ly hôn, chúng tôi thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con thuộc về chồng tôi, và tôi được quyền thăm con, chăm sóc con bất cứ khoảng thời gian nào mà tôi muốn chỉ cần báo trước cho anh. Cũng như, tôi có trách nhiệm và nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu hằng tháng là 4.000.000 VNĐ (bốn triệu đồng).
Nhưng về sau, việc tôi muốn thăm con trở nên vô cùng khó khăn. Mỗi lần tới nhà chồng tôi và ông bà nội chỉ cho tôi ngồi phòng khách, rồi gặp cháu 1-2 tiếng như một người khách và không được đưa cháu đi đâu cách nhà quá 800m. Và nhiều lần sau, tôi thăm con chồng tôi đều làm lơ và cố ý cắt đứt tình cảm mẫu tử thiêng liêng của mẹ con tôi. Bây giờ tôi phải làm thế nào để chồng tôi không ngăn cản việc tôi gặp con, chăm sóc con với tình yêu thương con của một người mẹ như tôi?
Qua những thông tin của khách hàng cung cấp về vấn đề quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, luật sư Nha Trang SunLaw tư vấn theo quy định pháp luật Việt Nam như sau:
Trong hoàn cảnh của gia đình chị và những thiệt thòi của chị với chính con trai của mình. Trường hợp này, chị không là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nên chị có nghĩa vụ cấp dưỡng, và quyền được thăm nom, chăm sóc cháu. Điều này hoàn toàn đúng quy định pháp luật, và đúng với tình mẫu tử giữa mẹ con chị.
Về vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha hoặc mẹ không trực tiếp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong đó, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và quyền được thăm nom con mà không có ai được ngăn cản, cản trở căn cứ tại khoản 2 và 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 83 bổ sung thêm quyền của người không trực tiếp nuôi con rằng: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, việc chồng chị ngăn cản quyền thăm con, đón con trai chị về chơi. Được xem xét là hành vi lạm dụng việc nuôi dưỡng, giáo dục cháu để cản trở đến quyền thăm nom của chị. Ngoài ra nhà chồng chị luôn tạo áp lực và thậm chí không cho chị đưa con trai về chơi với mình. Hành vi này cũng xem xét là hành vi vi phạm pháp luật (là cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con).
Do vậy, để đảm bảo quyền làm mẹ của chị là thăm nom và chăm sóc cháu thì chị có quyền yêu cầu chính quyền địa phương tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhắc nhở gia đình chồng chị. Về việc gia đình chị phải hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để chị được gặp gỡ, quan tâm, chăm sóc, và giáo dục cháu.
Trên đây là tư vấn của công ty luật SUNLAW chúng tôi về những vấn đề phát sinh quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu chị còn thắc mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ tư vấn về pháp luật, và các dịch vụ pháp lý khác thì chị vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn trực tuyến qua tổng đài tư vấn khách hàng của công ty Luật SUNLAW. Hotline: 0901202585. Để được luật sư của công ty SUNLAW sẽ tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình một cách tận tình, cụ thể qua tổng đài điện thoại trên.