Mục lục
Thành lập công ty bao nhiêu tiền ?
Bạn muốn lập công ty nhưng lại không biết tốn bao nhiêu tiền ?
Bạn muốn đăng ký doanh nghiệp nhưng không biết phải đóng các khoản phí nào để được hoạt động hợp pháp ?
Đừng quá lo lắng, bài viết sau công ty Luật Sunlaw sẽ trình bày cụ thể các khoản chi phí cho việc thành lập công ty của bạn.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi đặt cơ sở kinh doanh.
Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần, có thể nộp lệ phí theo 3 hình thức: nộp trực tiếp, chuyển khoản vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh, thanh toán điện tử.
Đặc biệt, nếu đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Cần lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì số tiền nộp lệ phí đăng ký sẽ không được hoàn trả.
Lệ phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày.
Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.
Phí khắc con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể tự lựa chọn các đơn vị khắc con dấu được cấp phép. Trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị khắc con dấu, với nhiều mức giá khác nhau.
Đơn giá cho dấu tròn công ty trung bình dao động từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng. Đơn giá cho con dấu chức danh của nhân viên, cán bộ quản lý,… trung bình dao động từ 70.000 đồng đến 150.000 đồng.
Bạn cần lưu ý về việc khắc dấu và sử dụng con dấu:
- Kinh doanh khắc con dấu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khắc dấu phải là doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động.
- Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp bắt buộc phải Công bố mẫu con dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Thủ tục này doanh nghiệp không phải mất phí.
Lệ phí mua Token – Chữ ký số
“Chữ ký số” định nghĩa là một dạng chữ ký điện tử (được mã hóa thành những con số/thông điệp) được dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác trên mạng máy tính, mục đích của chữ ký số là xác định mọi thao tác trên không gian mạng là của doanh nghiệp.
Hiện trên thị trường có một số nhà cung cấp chữ ký số uy tín là Viettel, FPT, BKAV với nhiều mức chi phí khác nhau.
Chi phí mua chữ ký số phụ thuộc vào 02 yếu tố: nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Trung bình, chữ ký số 03 năm sử dụng giao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. ( chúng tôi có thể giúp quý khách hàng liên hệ đến nhà cung cấp chữ ký số và hóa đơn điện tử uy tín, chi phí hợp lý)
Phí mở tài khoản công ty tại ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng
Theo quy định hiện hành, bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và dùng để nộp thuế cho Nhà nước.
Thông thường hồ sơ mở tài khoản công ty tại Ngân hàng gồm:
- Giấy đề nghị mở tài khoản Ngân hàng có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty phải ký và đóng dấu công ty.
- Bản sao chứng minh nhân thân còn hiệu lực của người đại diện (CMND/CCCD/hộ chiếu)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (công chứng);
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của công ty
Thông thường các Ngân hàng không thu phí mở tài khoản. Tuy nhiên để duy trì hoạt động của tài khoản, doanh nghiệp cần phải đóng một khoản phí, mức trung bình vào khoảng 1.000.000 đồng.
Sau khi mở tài khoản, bạn phải thông báo thông tin tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày tại Phòng đăng ký kinh doanh. Nhà nước không thu phí mục này.
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn không tự thực hiện thì phải trả phí dịch vụ nếu thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện, dao động từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.
Lệ phí môn bài (thuế môn bài)
Hiểu một cách đơn giản thì lệ phí môn bài là lệ phí doanh nghiệp phải đóng hàng năm theo mức vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh.
Nghị định số 139/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 thì “Thuế môn bài” được thay thế bằng ”Lệ phí môn bài”.
Căn cứ vào vốn điều lệ đăng ký khi thành lập, doanh nghiệp phải nộp theo mức như sau:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: phí môn bài 3 triệu đồng /năm
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng/năm
Hiện nay, việc kê khai lệ phí môn bài chỉ thực hiện 1 lần khi doanh nghiệp mới thành lập, thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau, năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
Một số trường hợp được miễn lệ phí môn bài theo quy định:
- Đối với Doanh nghiệp thành lập mới: miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.
- Nếu doanh nghiệp đang ở trong thời gian miễn lệ phí môn bài thì các chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh thành lập mới sẽ được miễn lệ phí môn bài.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm, thời hạn tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Phí phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn điện tử
Theo quy định của luật kế toán, hóa đơn là chứng từ do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 1/11/2018, các doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử hiểu một cách đơn giản là loại hóa đơn giống như hóa đơn tự in/đặt in (hóa đơn giấy) thường sử dụng nhưng khác ở chỗ hóa đơn điện tử được tạo, lập bằng website hoặc phần mềm xuất hóa đơn điện tử được cung cấp bởi các nhà cung cấp hóa đơn điện tử. Chỉ có hóa đơn điện tử của các nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Bộ Tài Chính cấp phép mới hợp lệ.
Do chi phí đầu tư cho việc đầu tư tự cấp hóa đơn điện tử khá lớn nên lựa chọn thường được sử dụng là sử dụng dịch vụ cung cấp hóa đơn điện tử.
Các chi phí khác về chi phí thành lập công ty
Ngoài các chi phí liệt kê ở trên là các chi phí theo quy định của Nhà nước, khi thành lập công ty bạn cần phải chú ý các khoản phí phát sinh như sau:
- Phí dịch vụ thành lập công ty: Quy trình đăng ký doanh nghiệp trải qua rất nhiều các bước, nên nếu bạn không nắm rõ các bước thành lập công ty hoặc không có thời gian thì sẽ rất khó khăn. Một cách đơn giản để giải quyết vấn đề này là sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của các công ty Luật Sunlaw với mức phí cực thấp, chỉ vài triệu đồng tùy theo quy mô doanh nghiệp và ngành nghề doanh nghiệp bạn cần đăng ký.
- Chi phí thiết kế logo, thiết kế và in ấn bảng hiệu công ty. Chi phí này có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu hoặc vài trăm triệu tùy theo quy mô bạn mong muốn.
- Chi phí dịch vụ kê khai và đăng ký thuế lần đầu: hiện tại Công ty luật Sunlaw cũng đang cung cấp dịch vụ này với mức phí cực rẻ
- Chi phí tiếp đón đoàn kiểm tra của cơ quan thuế: phụ thuộc vào quy mô kinh doanh và ngành nghề đăng ký kinh doanh của bạn, cũng như mối quan hệ của bạn với cơ quan thuế nơi đăng ký kinh doanh.
- Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh – trụ sở, chi phí trang bị cơ sở vật chất của công ty : tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu kinh doanh.
Trên đây là các loại chi phí khi thành lập công ty. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ Công ty luật Sunlaw để được tư vấn miễn phí.
Luật Sunlaw là đơn vị chuyên nghiệp thành lập công ty tại Việt Nam với chi phí thấp, nhanh chóng. Hiện tại chúng tôi có văn phòng tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc và thực hiện dịch vụ thành lập công ty trên toàn Việt Nam.