Mục lục

Thành lập công ty tài chính

    Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hoạt động của các công ty tài chính là một trong những yếu tố giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nhất là đối với các nước đang phát triển. Các công ty tài chính ra đời là kết quả tất yếu trong sự phát triển của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, nhà nước cũng tạo điều kiện bằng cách đưa ra các quyết định, văn bản về tổ chức, hoạt động của các công ty tài chính nhằm hỗ trợ loại hình này phát triển.

    Việc thành lập một công ty sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức nếu như chúng ta không nắm rõ những quy định của pháp luật. Vì vậy, để Thành lập công ty tài chính cần điều kiện, hồ sơ và thủ tục như thế nào? LUẬT SUNLAW sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó bằng các thông tin dưới đây.

Thành lập công ty tài chính
Thành lập công ty tài chính

I/ KHÁI NIỆM CÔNG TY TÀI CHÍNH:

    – Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định: công ty tài chính là một trong những loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Nhưng có một số hoạt động nhận tiền gửi cá nhân và cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản khách hàng là không thể thực hiện.

    – Là tổ chức dùng vốn có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng dịch vụ tư vấn về tiền tệ, tài chính và một số dịch vụ khác theo quy định.

II/ LÝ DO NÊN THÀNH LẬP CÔNG TY TÀI CHÍNH:

       Công ty tài chính là cấu nối trung gian giữa nền kinh tế Việt Nam và các nước khác, giúp đôi bên phát triển theo hướng cùng có lợi. Vì vậy có nhiều lý do nhiều tổ chức hiện nay muốn thành lập công ty tài chính:

       – Đầu tiên, nền kinh tế phát triển giúp Việt Nam hội nhập với các nền kinh tế lớn, đạt nhiều thành tựu, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có mô hình công ty tài chính

– Thứ 2, các công ty tài chính giúp tập đoàn tìm hiểu và khai thông các nguồn vốn; huy động các nguồn vốn cho Công ty mẹ từ nguồn bên ngoài đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn.

– Thứ 3, Nhà nước tạo điều kiện bằng cách ban hành các quyết định, văn bản, giúp các công ty tài chính phát triển thuận lợi, có hiệu quả

– Thứ 4, nhiều tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn của Việt Nam phát triển, công ty tài chính sẽ giúp họ mở rộng lĩnh vực, đa dạng ngành nghề, nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro,

       – Thứ 5, có tỷ lệ sinh lời cao, hoạt động có hiệu quả so với các ngành kinh doanh khác

       – Thứ 6, nhiều tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn được thành lập, họ cần có riêng tổ chức tài chính để phục vụ, đáp ứng các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư ra ngoài.

       – Thứ 7, các công ty tài chính giúp các tập đoàn, công ty lớn khai thác tối đa nguồn lực thông qua các cơ chế tài chính, đem lại hiệu quả kinh tế.

III/ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY TÀI CHÍNH:

    Một công ty tài chính muốn thành lập phải đáp ứng các điều kiện rất khắt khe như: vốn, chủ sở hữu, điều lệ, người quản lí, điều hành,…

  1. Loại hình doanh nghiệp:

    Hiện nay theo quy định của pháp luật thì có hai loại hình chính, các bạn có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu và khả năng kinh doanh của mình

  • Công ty cổ phần
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn

    Hiện nay, các công ty tài chính được thành lập đa phần theo mô hình cổ phần hóa bởi những ưu điểm trong việc huy động vốn và phát triển mô hình của nó

  1. Vốn

    – Vốn điều lệ của công ty tài chính là vốn do chủ sở hữu thực cấp hoặc do các cổ đông thực góp, ghi trong Điều lệ công ty và tối thiểu à 500 tỷ đồng (mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật)

    – Phải đáp ứng các quy định của chính phủ theo từng thời kì, mức vốn này được quy định dựa vào hình kinh tế và các vấn đề khác

  1. Chủ sở hữu

    – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    – Cổ đông sang lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn

    – Cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn

  1. Người quản lý, người điều hành, điều kiện về thành viên Ban kiểm soát

    Cần đảm bảo  có đầy đủ các điều kiện, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

  1. Điều lệ

    Điều lệ chi tiết và phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng cũng như các quy định khác của pháp luật có liên quan

  1. Đề án thành lập và có các phương án kinh doanh khả thi

    Có Đề án khả thi, phương án kinh doanh rõ ràng, không ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống. Bên cạnh đó,không tạo sự độc quyền, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chứ tín dụng

*Lưu ý: Ngoài ra, còn có các điều kiện khác mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng, các bạn có thể tham khảo thêm tại  Thông tư 15/2016/TT-NHNN về việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng

IV/ HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH:

    – Đơn xin cấp giấy phép

    – Dự thảo điều lệ công ty, phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức/địa bàn hoạt động; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu

    – Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là CTCP hoặc công ty TNHH), lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty tài chính. Và bàn sao các giấy tờ: CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký, quyết định thành lập doanh nghiệp, văn bản ủy quyền và giấy tờ khác đối với tổ chức

    – Giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn. Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết góp vốn của các bên góp vốn

    – Hồ sơ chứng minh đáp ứng điều kiện của người quản lý và giám đốc chi nhánh của công ty

    – Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm:

  • Quyết định thành lập
  • Điều lệ ban hành
  • Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành
  • Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp
  • Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.

    – Một số giấy tờ khác (nếu cần)

    – Hồ sơ này nộp tại Ngân hàng nhà nước. Thời hạn xem xét là 90 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ), nếu từ chối, Ngan hàng nhà nước sẽ có văn bản giải thích lý do.

    – Sau khi được cấp giấy phép, công ty tài chính phải thực hiện đăng ký kinh doanh như bình thường.

    Hiện nay thị trường hoạt động của các tổ chức tài chính đang phát triển mạnh mẽ, được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Bởi đây là loại hình có những đóng góp không nhỏ đối với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia. Việc thành lập một công ty tài chính giúp doanh nghiệp có thể tham gia những dự án lớn, thúc đẩy hiệu quả hoạt động theo chiều sâu của công ty. Vì vậy việc rõ ràng về các thủ tục, hồ sơ cần thiết là bước đầu để doanh nghiệp dễ dàng phát triển về sau. Thấu hiểu điều đó, LUẬT SUNLAW đã có những dịch vụ giúp khách hàng đăng ký thành lập công ty tài chính một cách nhanh chóng nhất. Nếu còn điều gì thắc,hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn một cách tận tình nhất.

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585