Mục lục

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Spa

Mở một công ty, cơ sở kinh doanh hoạt động Spa đang là xu hướng của nhiều người hiện nay, nó có thể đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu một tháng. Nhưng để có thể kinh doanh thành công ngành nghề này điều đầu tiên cần chú ý ngoài các vấn đề về vốn đầu tư, kiến thức hiểu biết về Spa,…thì còn phải quan tâm đến Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Spa. Hãy cùng LUẬT SUNLAW tìm hiểu về vấn đề này theo bài viết dưới đây!

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Spa
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Spa

I/ Ngành nghề kinh doanh Spa  

Theo Quyết định Số 27/2018/QĐ-TTg của TT-CP về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Có 02 mã ngành liên quan đến hoạt động Spa, bao gồm:

9610: Dịch vụ tắm hơi, massage, các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ các hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (làm thon thả thân hình, đánh mỡ bụng, …)

9631: Cắt tóc, làm đầu và gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm:

  • Cắt tóc, gội đầu, sấy, uốn, duỗi thẳng, nhuộm tóc, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ;
  • Cắt, tỉa và cạo râu;
  • Massage mặt, móng tay, làm móng chân, trang điểm…

Loại trừ: dịch vụ làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

Do vậy, theo quy định pháp lý nêu trên, Dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp (Spa) là hoạt động chăm sóc sắc đẹp không làm chảy máu, không thực hiện phẫu thuật trên cơ thể con người giống như bệnh viện hoặc thẩm mỹ viện.

Về mặt pháp lý, hoạt động Spa được phân ra làm hai loại chính là: loại hình không có massage và loại hình có massage. Việc xác định rõ hai loại này sẽ có thể làm rõ các vấn đề pháp lý mà có liên quan tới việc quản lý của cơ quan nhà nước về hoạt động này.

II/ Điều kiện kinh doanh Spa

Chủ thể kinh doanh phải tiến hành đăng ký kinh doanh bằng 1 trong 2 phương thức sau: Đăng ký thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể, và khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì đăng ký ngành nghề như sau:

  • Chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp không có hoạt động xoa bóp (massage) thì có thể tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường và tổ chức hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp có hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể kinh doanh có thể tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện theo quy định cụ thể như sau:
    • Thứ nhất, xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo nghị định số 96/2016/NĐ-CP. Chủ thể kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan Công An cấp huyện thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;
    • Thứ hai, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề, cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh gồm các yếu tố: điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện về thiết bị và điều kiện về nhân sự.

III/ Mô hình kinh doanh

Tùy theo nhu cầu của từng cá nhân, tổ chức mà lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh cho phù hợp. Việc lựa chọn đúng giúp dễ dàng quản lý, điều hành và giúp thuận tiện khi kinh doanh. Ngoài ra, giảm thiểu việc phát sinh những mâu thuẫn giữa các nhà quản lý và rủi ro mà chủ sở hữu không thể giải quyết được. Đối với lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, kinh doanh Spa, các bạn có thể lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

  1. Hộ kinh doanh

Vì số lượng lao động chỉ trong khoang 10 người nên việc quản lý khá đơn giản, phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Số tiền bỏ ra để đóng các loại phí, thuế ít hơn nhiều so với việc thành lập doanh nghiệp.

Quy trình thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng chế độ thuế khoán. Chế độ kế toán dễ khai báo, gọn nhẹ.

  1. Doanh nghiệp

Nếu muốn thành lập với quy mô lớn, nhiều nhân sự thì chủ sở hữu hoặc người đại diện nên lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp và cũng phù hợp với các quy định của pháp luật

Dễ mở rộng nguồn khách hàng, việc huy động vốn sẽ thuận lợi hơn,  nếu có nhu cầu thì có thể thành lập niều công ty đa dạng ngành nghề

VI/ Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh Spa

  1. Đăng ký kinh doanh Spa mô hình hộ kinh doanh

            Bước 1: Soạn thảo, chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ gia đình gồm những giấy tờ dưới đây:

            + Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh có điền đầy đủ thông tin

            + Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp (Có thể là sổ đỏ hoặc hợp đồng thuê mặt bằng)

            + Bản sao hợp lệ Hộ khẩu, CMND/Căn cước cá nhân/Hộ chiếu đã công chứng của cá nhân, đại diện hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh

            Bước 2: Chủ Spa hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc online theo hệ thống dịch vụ công.

            Bước 3: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ Spa sẽ nhận Giấy biên nhận và Giấy CN đăng ký hộ kinh doanh. Chủ Spa sẽ nộp lại Giấy biên nhận hồ sơ và lệ phí. Nếu hồ sơ không hợp lệ, chủ Spa có thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo rõ những nội dung cần sửa đổi bổ sung bằng văn bản. Sau đó, chủ Spa cần phải bổ sung đầy đủ và nộp lại.

  1. Đăng ký kinh doanh Spa mô hình doanh nghiệp

Bước 1: Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp

+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Spa.

+ Dự thảo điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần.

+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

  • Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân được quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP nếu người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một số giấy tờ tương đương khác, một trong số các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số78/2015/NĐ-CP đối với người đại diện theo ủy quyền, văn bản ủy quyền nếu người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của doanh nghiệp thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

Bước 2: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp bộ hồ sơ đã hoàn thiện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc tỉnh/thành phố chờ xem xét tính hợp lệ (trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ)

Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ, ngành nghề đăng ký kinh doanh và tên doanh nghiệp; công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày

Bước 4: Sau khi được thành lập, để có thể kinh doanh Spa, cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Nếu có hoạt động xoa bóp thì chủ thể phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Thứ nhất, xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo nghị định số 96/2016/NĐ-CP. Chủ thể kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan Công An cấp huyện thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

+ Thứ hai, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề, cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  • Nếu Spa không có hoạt động xoa bóp thì có thể tiến hành hoạt động bình thường sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ những Thủ tục để đăng ký giấy phép kinh doanh Spa. Nếu còn gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được giải đáp tốt nhất.

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585