Mục lục

Thủ tục thành lập công ty giao nhận hàng hóa

Đi kèm với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế hàng hóa và sự tăng trưởng thần kỳ của ngành  thương mại điện tử, nhu cầu giao nhận hàng hóa trong nước đang trở thành mỏ vàng để các doanh nghiệp khai thác với doanh thu hàng tỷ đô mỗi năm.

 Luật Sunlaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, chuyển phát,

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực giao nhận là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ tục thành lập công ty giao nhận hàng hóa, chuyển phát  bao gồm các bước sau:

Thủ tục thành lập công ty giao nhận hàng hóa
Thủ tục thành lập công ty giao nhận hàng hóa

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu của Bộ KH-ĐT;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty hoặc các cổ đông góp vốn (nếu đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần); nếu thành viên góp vốn là tổ chức phải có thêm quyết định góp vốn
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: Giấy CMND, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức cần có: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, văn bản ủy quyền, giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền;

Trong bước này, bạn cần chú ý lựa chọn mã ngành phù hợp, sau đây Luật SUNLAW gợi ý đăng ký các mã ngành sau:

  • Vận tải hàng bằng đường bộ (mã ngành 49330);
  • Vận tải hàng ven biển và viễn dương (mã ngành 5012);
  • Vận tải hàng đường thuỷ nội địa (mã ngành 5022);
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy (mã ngành 5224);
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác vận tải (mã ngành 5229);
  • Dịch vụ đóng gói hàng hóa (mã ngành 8292);
  • Kho bãi và lưu giữ hàng hóa. (mã ngành 5210).
  • Bưu chính (mã ngành 53100)
  • Chuyển phát (mã ngành 53200)

Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, bạn cần tham khảo thêm các quy định về việc đặt tên doanh nghiệp, khai báo địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp,… đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tránh rắc rối phát sinh về sau.

Nếu bạn gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hãy liên hệ công ty luật SUNLAW chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và phục vụ nhanh chóng, tận tình.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi chuẩn bị đầy dủ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty giao nhận tại Sở Kế hoạch Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty và nộp lệ phí theo quy định.

Thông thường, thời gian nhận giấy phép kinh doanh: trong vòng 3 – 4 ngày làm việc kể từ lúc nộp đủ hồ sơ (không tính ngày thứ 7, chủ nhật, Lễ, Tết).

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thực hiện thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Một bộ hồ sơ công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu của Nhà nước;
  • Nếu người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải có văn bản ủy quyền
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)

Bạn có thể nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh địa phương hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.

Bước 4: Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký mẫu con dấu với cơ quan chức năng gồm một số giấy tờ sau:

  • Thông báo về sử dụng mẫu con dấu của công ty (theo mẫu)
  • Tờ khai thông tin của người nộp hồ sơ đăng ký con dấu (theo mẫu)
  • Mục lục của hồ sơ (theo mẫu).
  • Bìa đựng hồ sơ (bằng giấy mỏng hoặc bìa nilon không có chữ)

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ đăng ký mẫu con dấu của doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ viết Giấy biên nhận, tiến hành đăng tải thông tin về con dấu cùng doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia, và gửi cho doanh nghiệp một mẫu thông báo mẫu con dấu sau khi đăng tải.

Bước 5: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế

Các bước cần thực hiện để hoàn tất nghĩa vụ về thuế:

  • Thực hiện treo biển tại trụ sở công ty đã đăng ký;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế của công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài theo quy định
  • Thực hiện in, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

Bước 6: Xin giấy phép con để đảm bảo đủ điều kiện hoạt động

Đối với nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần xin thêm giấy phép kinh doanh ngành nghề đó mới được hoạt động.  Để được cấp phép, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định của pháp luật liên quan đến ngành nghề đó.

Do các ngành nghề thuộc lĩnh vực giao nhận là ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh giao nhận, bạn cần làm thủ tục để xin cấp phép để kinh doanh giao nhận.

Ví dụ để kinh doanh chuyển phát nhanh liên tỉnh, theo Luật Bưu Chính 2010 và Nghị định  47/2011/NĐ-CP  doanh nghiệp của bạn  phải đáp ứng mức vốn tối thiểu 02 tỷ đồng và phải có thêm giấy phép bưu chính do Sở Thông tin và Truyền thông cấp .

Nếu bạn băn khoăn không biết ngành nghề đăng ký kinh doanh phải cần có thêm loại giấy phép nào để đảm bảo đủ điều kiện hoạt động, hãy liên hệ công ty luật Sunlaw để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585