Mục lục

Thủ tục  thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên 100% vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện gì? Quy trình, thủ tục đăng ký thành lập Công ty như thế nào? Những giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục là gì? Trong bài viết này  Luật sư Công ty Luật SUNLAW  sẽ phân tích cụ thể những vấn đề đó cho bạn.

thủ tục thành lập công ty nha trang

1.Quy trình thành lập công ty TNHH 2  thành viên trở lên vốn nước ngoài.

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (ĐKĐT).

Theo quy định của pháp luật Đầu tư Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên  thì trước tiên phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

các bước thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư:

  1. Đối với dự án đầu tư không phải xin quyết định chủ trương:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị đăng ký đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Theo mẫu quy định);
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:

+ Chứng minh nhân dân (thẻ căn cước)  hoặc hộ chiếu nếu nhà đầu tư là cá nhân;

+ Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu có nội dung tương đương xác nhận tư cách pháp lý nếu nhà đầu tư là tổ chức;

+ Giải trình về việc sử dụng công nghệ nếu dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế ;

+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính của  02 năm gần nhất của nhà đầu tư;  bản cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ hay của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính và bản thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

+ Giấy tờ xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư như đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm.

Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan ĐKĐT sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT.

  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư:

Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH-ĐT) có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với:

  • Những dự án ngoài các  khu: công nghiệp, công nghệ cao, chế xuất,  kinh tế và bao gồm những dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
  • Dự án phát triển cơ sở hạ tầng những khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất tại các địa phương chưa thành lập Ban quản lý.

Ban Quản lý  khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, , khu kinh tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với các dự án:

  • Dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và không thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
  • Dự án phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế,  khu chế xuất, khu công nghệ cao.b).Đối với dự án đầu tư phải xin quyết định chủ trương của cơ quan có thẩm quyền:

Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương tại Cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương:

  • Quốc hội có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với những dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 30 Luật Đầu tư.
  • Chính phủ có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với những dự án đầu tư thuộc trường hợp được quy định tại Điều 31 Luật đâu tư;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chủ trương đối với những dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư.

Khi thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương này nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư nữa. Quyết định chủ trương có hiệu lực như là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp

Nhà đầu tư nộp một  bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư  nơi công ty dự định sẽ đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký  gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký Doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp.
  • Danh sách các thành viên.
  • Bản sao hợp lệ những giấy tờ sau đây:

+ Chứng minh nhân dân ( thẻ căn cước), Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc những tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

+ Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải  hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận ĐKĐT đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét  và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 –  05 ngày làm việc.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia Việt Nam về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày công khai.

Lưu ý:

Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ đăng ký phải bằng hoặc cao hơn vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Khắc dấu và Công bố sử dụng mẫu dấu

Doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, hình thức và số lượng con dấu của mình sau đó tiến hành khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu.

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp phải thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin ĐKKD quốc gia.

Sau khi nhận thông báo về mẫu  dấu, Phòng ĐKKD  trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Thực hiện những thủ tục mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thuế điện tử, kê khai thuế ban đầu:

Các bước mở tài khoản ngân hàng, kê khai thuế ban đầu, đăng ký nộp thuế điện tử cần có 1 kế toán có kinh nghiệm để thực hiện những công việc phức tạp trên. Nếu như doanh nghiệp của bạn chưa có nhân sự hoặc kinh nghiệm  thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục trên vui lòng liên hệ Dịch vụ kế toán tại Luật SUNLAW  để được hỗ trợ kịp thời.

Việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hiện nay phải thực hiện qua rất nhiều công đoạn để chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh, cũng như phải liên hệ nhiều cơ quan ban ngành để có thể nộp hồ sơ để được cấp phép kinh doanh. Trong quá trình thực hiện thủ tục nếu quý doanh nghiệp có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ công ty Luật SUNLAW  để được  Luật sư giải đáp hồ sơ và tư vấn thành lập công ty chính xác nhất.

🏠 CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SUNLAW – CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
🏪 Địa chỉ :51 Đường A2, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
📞 Hotline : 0901 202 585 – 0889 181 585
📌 Google maps: https://g.page/thutuclyhonnhatrang?share

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585