Mục lục

Hướng dẫn từ A – Z về Thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2020

Năm 2020 là năm có nhiều biến động lớn trong nền kinh tế, song cũng có nhiều lợi thế đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Thủ tục thành lập doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ai đang có ý định khởi nghiệp. Trong bài viết này, Luật SUNLAW sẽ hướng dẫn từ A – Z về thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2020 Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ, thủ tục thành lập doanh nghiệp 2020 bao gồm những bước như sau:

Thủ tục thành lập công ty 2020
Thủ tục thành lập công ty 2020

Chuẩn bị các thủ tục cơ bản trước khi lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Xác định loại hình doanh nghiệp: Đầu tiên, cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiên, nhu cầu và lĩnh vực kinh doanh của công ty trong tương lai, cũng như hồ sơ đăng ký thành lập mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau.
  • Xác định địa điểm  trụ sở chính của công ty ( không nằm trong các tòa nhà chung cư củ có công năng để ở…..).
  • Xác định nghành nghề kinh doanh mà công ty dự kiến kinh doanh.
  • Xác định vốn điều lệ công ty.
  • Xác định người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp.

Các bước thực hiện thủ tục  thành lập doanh nghiệp.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

1. Đối với công ty tư nhân:

– Văn bản  đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Bản sao hợp lệ của chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực

2.Đối với công ty hợp danh:

– Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Bản sao hợp lệ của chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu llự.

– Danh sách các thành viên công ty hợp danh

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài

3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn ( bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)

–  Văn bản  đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách các thành viên

– Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước/hộ chiếu của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận ĐKKD, chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước/hộ chiếu  của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

– Văn bản chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài.

4. Đối với công ty cổ phần

– Văn bản  đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoàc( nếu có)

– Bản sao công chứng thẻ căn cước, CMND hoặc hộ chiếu của các cổ đông sáng lập, ; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu cổ đông là tổ chức; , CMND/ Thẻ căn cước/ hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

– Đối với nhà đầu tư nước ngoài phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh

Cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoặch và đầu tư, nơi đặt trụ sở bằng 1 trong 2 phương thức:

  • Nộp trực tiếp
  • Nộp qua mạng điện tử tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn. Hiện nay, tại Hà Nội, 100% doanh nghiệp phải nộp hồ sơ qua mạng điện tử.

Khi nộp hồ sơ, cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần, giảm một nửa so với trước đây (theo Thông tư 130/2017/TT-BTC).

Bước 3: Nhận kết quả và công bố thông tin về doanh nghiệp

Nhận kết quả:

Trong ba ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan ĐKKD  có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là một trong những  điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014, bởi theo Luật cũ, thời hạn này là 10 ngày  làm việc.

Khi có thông báo từ Phòng ĐKKD, cá nhân, tổ chức đến để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố thông tin về doanh nghiệp:

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia  về các nội dung sau đây:

– Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp( đồng thời là mã số thuế)

– Địa chỉ trụ sở chính

– Vốn điều lệ

– Thông tin (họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch…) của người đại diện theo pháp luật của công ty..

– Ngành, nghề kinh doanh

– Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Bước 5: Thủ tục khắc và phát hành mẫu dấu pháp nhân

Khắc dấu pháp nhân và khắc dấu công ty

Sau khi có giấy chứng nhận ĐKDN, Doanh Nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân, dấu chức danh ( theo nhu cầu) và đăng tải mẫu dẫu lên cổng thông tin quốc gia.

 Lưu ý: Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 đang có hiệu lực năm 2015:

Doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng, hình thức và nội dung con dấu của mình. Nhưng nội dung con dấu phải có những thông tin sau đây:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp.

Sau đó làm thủ tục công bố mẫu dấu tại sở Kế Hoạch và Đầu Tư hoặc gửi hồ sơ công bố mẫu dấu qua mạng.

Bước 6: Các bước thủ tục sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp (Tư nhân, tnhh, cổ phần…)

Sau  khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế, con dấu, nhiều chủ doanh nghiệp  cho rằng như vậy là đã hoàn tất các điều kiện thủ tục thành lập công ty, ngay lập tức bước vào niềm đam mê của mình cũng như các công việc chuẩn bị khác như khách hàng, thị trường, tiếp thị… để nhanh chóng có doanh thu mà “vô tình” quên thực hiện một số thủ tục sau. Dẫn đến bị cơ quan quản lý thuế kiểm tra và phạt hành chính hoặc bị đóng mã số thuế.

  1. Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp;

Nội dung bảng hiệu phải có những thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp hay còn gọi mã số thuế;
  • Địa chỉ công ty.
  1. Mua token ( Chữ ký số) để khai thuế, bảo hiểm xã hội… qua mạng điện tử;

Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử, dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó có giá trị pháp lý  như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp coi Chữ ký số như một công cụ xác thực để đảm bảo an toàn cho giao dịch qua internet.

  1. Nộp tờ khai thuế môn bài;

  • Thời hạn nộp tờ khai:

+ Nếu Doanh nghiệp chưa hoạt động ngay thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doang nghiệp có giấy ĐKKD;

+ Nếu hoạt động ngay thì doanh nghiệp phải nộp ngay trong tháng Doanh nghiệp có giấy ĐKKD.

Lưu ý: Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế môn bài theo thông tư 166/2013/ TT-BTC của bộ tài chính cụ thể như sau:

  • 1 đến 5 ngày:      Phạt cảnh cáo
  • 5 đến 10 ngày:    400.000 đến 1.000.000 đ
  • 10 đến 20 ngày:  800.000 đến 2.000.000 đ
  • 20 ngày đến 30 ngày:   1.200.000 đến 3.000.000
  • 30 ngày đến 40 ngày:   1.600.000 đến 4.000000 đ
  • 40 ngày đến 90 ngay:   2.000.000 đến 5.000.000 đ
  1. Nộp thuế môn bài cho năm nay.

 Năm 2020 các doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế môn bài.

  • Thời hạn nộp thuế môn bài

+ Năm đầu thành lập: Trong vòng 30 ngày sau khi có giấy đăng ký kinh doanh và đã nộp Tờ khai môn bài

+ Các năm sau: Nộp  trước ngày 30/01 hàng năm.

  • Mức phạt nếu chậm nộp tiền lệ phí môn bài

Áp dụng theo thông tư 130 /2016 TT-BTC:

Số tiền phạt = số tiền thuế môn bài chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp.

  1. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KH – ĐT, kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện điện tử.
  2. Khai  báo thuế ban đầu tại chi cục thuế quản lý doanh nghiệp.
  3. Hoàn tất thủ tục đặt in và công bố phát hành hóa đơn GTGT cho công ty;
  4. Doanh nghiệp phải công khai  “hóa đơn mẫu liên 2” ( dán hoặc treo) tại trụ sở công ty.
  5. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần hoàn thành các điều kiện đó, như giấy phép con….

Trên đây là tổng hợp của Luật SUNLAW hướng dẫn từ A – Z về thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2020.Nếu bạn còn vấn đề gì chưa rõ hãy liên hệ với luật sư qua Hotline 0901 202 585

🏠 CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SUNLAW – CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
🏪 Địa chỉ :51 Đường A2, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
📞 Hotline : 0901 202 585 – 0889 181 585
📌 Google maps: https://g.page/thutuclyhonnhatrang?share

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585