Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giữa anh em, con cháu trong gia đình

Tranh chấp đất đai có nguồn gốc hình thành từ tài sản thừa kế là 1  trong những dạng tranh chấp khá phổ biến và nó thường diễn ra giữa những  người thân trong gia đình như anh em, con cháu, họ hàng, bố con, cha mẹ với con cái….

Bài viết dưới đây là tình huống Luật SUNLAW Tư vấn về tranh chấp đất đai thừa kế giữa anh em, con cháu trong gia đình khi bố mẹ mất không để lại di chúc cho khách hàng gửi câu hỏi qua hòm thư sunlawkhanhhoa@gmail.com.

Thưa Luật sư Luật SUNLAW tôi có 1 vấn đề pháp lý mong được Luật sư tư vấn: Ông bà ngoại tôi có 2 người con là mẹ và cậu tôi. Gia đình tôi ở nhà của ông bà ( từ khi mẹ em sinh ra rồi lấy bố và sinh con đều ở đây), còn cậu tôi thì ra ở riêng.

Khi ông bà mất không để lại di chúc cũng không phân chia tài sản theo pháp luật. Em họ tôi (con của cậu tôi) đã làm giấy tờ nhà nơi gia đình tôi đang sống đứng tên nó mà không có sự đồng ý của mẹ tôi và cậu tôi vẫn còn sống.

Vậy xin hỏi luật sư: Gia đình tôi có thể xin cấp lại giấy tờ nhà không? Con cậu tôi ấy có quyền đuổi gia đình tôi ra khỏi nhà không?

Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Người gửi: H.T.T

Trả lời của Luật sư SUNLAW.

Vì ông bà bạn trước khi chết không để lại di chúc, nên phần di sản của ông bà để lại sẽ được phân chia theo pháp luật. Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật.

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:
  2. a) Hàng thừa kế thứ 1 gồm: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ 2 gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông bà nội, ông bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ 3 gồm: cụ nội ,ngoại của người chết; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là chú, bác, cậu, cô, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  5. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản như nhau.
  6. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, từ chối nhận di sản, không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản .”

Như vậy, Con của cậu bạn không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật và việc anh ta làm giấy tờ nhà nơi gia đình bạn sinh sống là không đúng  pháp luật. Và cậu ấy càng không có quyền đuổi mẹ bạn ra khỏi mảnh đất này. Như vậy, bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai theo thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Theo quy định trên thì khi chết ông bà bạn không để lại di chúc, nên phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật. Ông bà bạn có 2 người con và còn sống thì toàn bộ di sản của ông bà để lại được chia đều cho mẹ và cậu của bạn.

Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính:

“2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất (QSDĐ) nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có:

  1. a) Hợp đồng hoặc văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

Trường hợp người thừa kế QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế QSDD, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

  1. b) Bản gốc Giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp;
  2. c) Văn bản chấp thuận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng, thuê QSDĐ nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
  3. d) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp tặng cho, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất đối với trường hợp chủ sỡ hữu đã có giao kết với người sử dụng đất hiện tại.”

Như vậy, nếu mẹ bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất muốn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, tài sản gắn liền với đất có thể làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật và nộp tại Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đọc đã biết về quy định về hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cách phân chia di sản theo pháp luật khi người chết không để lại di chúc,  biết căn cứ pháp lý để  giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giữa anh em, con cháu trong gia đình khi ông bà chết không để lại di chúc.

Nếu có bất kỳ vướng mắc về pháp lý nào hãy gọi ngay đến luật sư SUNLAW 0901 202 585 hoặc gửi câu hỏi qua hòm thư sunlawkhanhhoa@gmail.com. để được tư vấn miễn phí.

    Hỗ trợ giải đáp




    Leave a Reply

    0889 181 585