Mục lục Ẩn 1 Đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.1 Đăng ký nuôi con nuôi tại đâu? 1.2 Hồ sơ của người xin nhận con nuôi: 1.3 Hồ sơ của trẻ em, người được nhận làm con nuôi: 1.4 Quyết định cho trẻ làm con nuôi nước ngoài và việc […]
Mục đích đăng ký nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa cha mẹ nuôi với con. Vì lợi ích tốt nhất của con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường tốt nhất. Đây là một việc làm vừa có ý nghĩa pháp lý vừa có ý nghĩa nhân văn rất lớn. Sau đây, Luật SUNLAW sẽ nêu rõ trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định cụ thể như sau:
Hồ sơ của bên xin nhận con nuôi được lập thành 02 bộ, gồm:
Hồ sơ được lập thành ba bộ, bao gồm:
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của con nuôi sống tại gia đình.
Cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
4.1. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp sẽ trình UBND Tỉnh quyết định cho trẻ làm con nuôi ở nước ngoài.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND tỉnh quyết định cho trẻ làm con nuôi nước ngoài.
4.2. Sau khi có quyết định cho trẻ làm con nuôi nước ngoài của UBND tỉnh, Sở Tư pháp phải thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
Người nhận con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Nếu vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận này thì phải có ủy quyền cho người kia.
Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không vượt quá 90 ngày.
Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi thì UBND tỉnh sẽ hủy quyết định cho trẻ làm con nuôi nước ngoài đó.
4.3 Lễ giao nhận con nuôi tổ chức tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, trẻ được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng nếu trẻ được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ nếu xin nhận làm con nuôi từ gia đình.
Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành văn bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện của Sở Tư pháp.
4.4. Sau khi giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp phải gửi đến Bộ Tư pháp quyết định cho trẻ em là con nuôi nước ngoài của UBND Tỉnh, văn bản giao nhận con nuôi, đồng thời gửi UBND xã nơi thường trú của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.
4.5. Bộ Tư pháp sẽ gửi quyết định nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài này cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước đó việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong các trường hợp cần thiết.
Trong 3 năm đầu, cứ 6 tháng 1 lần, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi phải thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, sự hòa nhập của con nuôi với gia đình cha mẹ nuôi và cộng đồng.
Qua bài viết trên, Luật SUNLAW đã nêu rõ các trình tự thủ tục, hồ sơ và các vấn đề liên quan đến việc đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nếu bạn chưa còn chưa rõ vấn đề gì liên quan đến đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hãy liên hệ Luật SUNLAW qua Hotline: 0889 181 585 – 0901 202 585 để được tư vấn miễn phí.
🏠 CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SUNLAW – CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
🏪 Địa chỉ :51 Đường A2, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
📞 Hotline : 0901 202 585 – 0889 181 585
📌 Google maps: https://g.page/thutuclyhonnhatrang?share
Thủ tục và điều kiện người nước ngoài nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam Chủ đề thủ tục và điều kiện người nước ngoài nhận nuôi con nuôi ở Việt...
Xem thêmDịch vụ đăng ký nuôi con nuôi tại Nha Trang Khánh Hòa Luật Sunlaw chuyên hỗ trợ tư vấn các thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại Nha Trang Khánh...
Xem thêm