Giải quyết các vấn đề về con chung, tài sản riêng khi ly hôn tại tỉnh Khánh Hoà

04 Sep, 2020 | 4 lượt xem

Giải quyết các vấn đề về con chung, tài sản riêng khi ly hôn tại tỉnh Khánh Hoà

Mục lục Ẩn 1 GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ CON CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA 1.1 Tư vấn thủ tục ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: 1.2 Thủ tục yêu cầu Tòa án về quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi […]

GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ VỀ CON CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG KHI LY HÔN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

Tư vấn, giải đáp các thắc mắc về giải quyết ly hôn như thế nào? Quy trình, thủ tục ly hôn ra sao? Giải quyết như thế nào về tài sản, các khoản nợ và quyền nuôi con theo quy định pháp luật? Đó là nhiều câu hỏi được đặt ra khi bạn, người thân của mình có mâu thuẫn vợ chồng đến mức trầm trọng, không thể cứu vãn và buộc phải quyết định ly hôn. Để được giải đáp các câu hỏi trên một cách nhanh chóng, cụ thể và chính xác nhất thì các Luật sư-Công ty Luật SUNLAW về lĩnh vực hôn nhân và gia đình sẽ trả lời bạn tại bài viết dưới đây.

TÌNH HUỐNG: Năm 2011, anh A và chị B kết hôn với nhau. Vợ chồng anh A và chị B có 02 (hai) con chung là cháu E (sinh năm 2012) và cháu F (sinh năm 2018). Và chị B được bố mẹ tặng cho 1 căn nhà năm 2013 để sinh sống đã ra sổ và đứng tên là của chị B. Hiện tại, chị B muốn yêu cầu được ly hôn với anh B. Trước khi quyết định ly hôn, chị B muốn được Luật sư Nha Trang-Công ty Luật SUNLAW tư vấn về các thủ tục ly hôn với anh B, và quyền nuôi con của chị đối với 2 cháu là E (sinh năm 2012) và F (sinh năm 2018). Bên cạnh đó, về căn nhà chị B được bố mẹ tặng cho có phải là tài sản chung, và chị có phải chia cho anh B không?

Qua câu chuyện của chị mà chị đã chia sẻ, Luật sư Nha Trang- Công ty Luật SUNLAW sẽ trả lời tất cả các câu hỏi mà chị đang thắc mắc về các vấn đề cần giải quyết khi ly hôn như sau:

Tư vấn thủ tục ly hôn theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

  • Thủ tục ly hôn theo pháp luật hiện nay cần chuẩn bị các hồ sơ sau đây:
  • Bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ Giấy chứng nhận kết hôn được Ủy bản xã/ phường cấp.
  • Bản sao y chứng thực các giấy tờ tùy thân gồm có: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, sổ tạm trú. Bản sao y trích lục Giấy khai sinh các con.
  • Các giấy tờ pháp lý chứng minh tài sản chung của vợ và chồng yêu cầu Tòa án phân chia như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất;…
  • Quy trình thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật:
  • Đầu tiên: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn tại TAND có thẩm quyền nơi bị đơn cư trú hoặc tạm trú và nhận giấy biên nhận hồ sơ
  • Thứ hai: Sau khi người yêu cầu ly hôn nhận được Thông báo đóng tạm ứng án phí của Tòa án, thì người đó phải hoàn thiện việc đóng tạm ứng án phí trong vòng 7 ngày theo thời hạn mà Tòa án đã thông báo tại Chi cục thi hành án
  • Thứ ba: Tòa án ra thông báo thụ lý giải quyết vụ án ly hôn gửi cho các bên
  • Thứ tư: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục hòa giải cho cả hai bên về vấn đề ly hôn, công khai các bằng chứng, chứng cứ… theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

Thủ tục yêu cầu Tòa án về quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn.

Các cơ sở pháp lý về quyền nuôi con theo quy định pháp luật hiện hành:

Trước tiên, Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được trực tiếp nuôi con. Theo đó, chị B có thể thỏa thuận với anh A về người người trực tiếp nuôi dưỡng hai cháu E và F. Nhưng nếu trong trường hợp giữa chị và anh không thể thỏa thuận được và xảy ra việc tranh giành quyền nuôi con. Thì Tòa án sẽ phải căn cứ theo quy định pháp luật tại khoản 2, và 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Xét theo trường hợp của chị B về hai cháu E (sinh năm 2012) và cháu F (sinh năm 2018) thì hiện tại cả hai cháu chưa đủ 7 tuổi theo quy định pháp luật để Tòa án xét theo nguyện vọng của hai cháu. Vì thế, Tòa sẽ ưu tiên quyền trực tiếp nuôi con là của chị B. Đặc biệt, cháu F nếu hiện tại chưa đủ 36 tháng tuổi được giao trực tiếp mẹ nuôi. Bên cạnh đó, chị B phải chứng minh mình có thu nhập ổn định và có đầy đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm soc và giáo dục được cả hai cháu vì lợi ích của các con. Được quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Phân biệt tài sản riêng, tài sản chung của vợ, chồng.

Tài sản riêng là gì?

  • Là tài sản mà mỗi người trước khi thiết lập quan hệ vợ chồng đã có (trước khi kết hôn). Hoặc là tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tài sản đã được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định (chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân).
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng thì vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng.
  • Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần được chia gồm hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên khi đã chia tài sản chung là tài sản riêng của các bên, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại nếu không chia thì là tài sản chung của cả hai.

Tài sản chung là gì?

  • Tài sản chung của vợ chồng được xác định theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo quy định pháp luật thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động. hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
  • Quyền sử dụng đất của vợ và chồng có được sau kết hôn được xem là tài sản chung của vợ, chồng.
  • Nếu có tranh chấp phát sinh về tài sản riêng giữa vợ và chồng mà không có căn cứ, cơ sở chứng minh tài sản đó là của riêng vợ hay chồng thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung theo khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình.

Với tình huống của chị B căn nhà chị được bố mẹ tặng cho trong thời kỳ hôn nhân. Đó chắc chắn là tài sản riêng của chị vì đây là căn nhà do bố chị tạo lập được do công sức của hai bác và nó không có công sức của chồng chị trong tài sản này. Nhưng chị bắt buộc phải chứng minh trong thời điểm 2013 chị nhận được căn nhà trên là của bố mẹ chị tặng cho chị. Bằng các giấy tờ chứng minh, như hợp động tặng cho được công chứng, chứng thực hợp pháp, và có người làm chứng, hoặc chồng chị công nhận căn nhà mà chị sở hữu đó là tài sản riêng của chị và anh không có quyền sở hữu nó.

 Do đó, căn nhà trên không thể là tài sản chung của vợ chồng chị, nên khi vợ chồng chị ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ rằng đây là tài sản riêng của chị, thuộc quyền sở hữu riêng của chị, đã được tặng cho căn cứ vào khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Chị không phải chia cho anh A, vì căn nhà đó hoàn toàn thuộc quyền sở hữu riêng của chị trong thời kỳ hôn nhân và căn nhà đã ra sổ và đứng tên là của chị B.

Mọi thắc mắc của bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Luật sư Nha Trang- Công ty Luật SUNLAW. Vui lòng liên hệ ngay Hotline luật sư: 0905 05 65 85 để Luật sư của công ty Luật SUNLAW hỗ trợ, giải đáp trực tuyến qua đường dây nóng trên.

Bài viết cùng chủ đề

01 Nov, 2020 | 5 lượt xem
Thủ tục ly hôn nhanh chỉ một ngày làm việc | Luật...

Thủ tục ly hôn nhanh chỉ MỘT NGÀY làm việc   LY HÔN là điều không cặp vợ chồng nào mong muốn, tuy nhiên trong trường hợp cuộc hôn nhân đã...

Xem thêm
23 Mar, 2020 | 3 lượt xem
Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Nha Trang Khánh...

DỊCH VỤ LY HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI NHA TRANG KHÁNH HÒA Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Nha Trang Khánh Hòa của Luật SUNLAW ra đời...

Xem thêm
Facebook Zalo Phone Google Business