Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm, nhãn hiệu tại thành phố Nha Trang – Khánh Hoà

23 Oct, 2020 | 6 lượt xem

Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm, nhãn hiệu tại thành phố Nha Trang – Khánh Hoà

Mục lục Ẩn 1 Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm, nhãn hiệu tại thành phố Nha Trang – Khánh Hoà 1.1 Căn cứ pháp luật để áp dụng giải quyết vấn đề xử lý vi phạm nhãn hiệu: 1.2 Dấu hiệu nhận biết về việc vi phạm nhãn hiệu: 1.3 Thủ tục và […]

Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm, nhãn hiệu tại thành phố Nha Trang – Khánh Hoà

Các doanh nghiệp khi thành lập và hoạt động tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa. Họ rất quan tâm đến việc bảo vệ các vấn đề sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ của mình.

Trong đó việc đăng ký bảo hộ thành công đối với một nhãn hiệu hàng hóa là căm cứ pháp lý quan trọng để doanh nghiệp có các quyền pháp lý liên quan đến việc sở hữu độc quyền nhãn hiệu của mình. Để có cơ sở xử lý vi phạm nhãn hiểu của doanh nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình vi phạm luật nhãn hiệu.

Dịch vụ tư vấn xử lý vi phạm, nhãn hiệu tại thành phố Nha Trang – Khánh Hòa của Công ty Luật SUNLAW sẽ tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Nha Trang- Khánh Hòa và những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây.

tư vấn xử lý vi phạm, nhãn hiệu

Tư vấn xử lý hành vi vi phạm nhãn hiệu độc quyền

  1. Căn cứ pháp luật để áp dụng giải quyết vấn đề xử lý vi phạm nhãn hiệu:

Các căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống trên, cần nắm rõ pháp luật đã quy định qua những văn bản quy phạm pháp luật sau:

Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Nghị định 99/2013/NĐ-CP

Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

  1. Dấu hiệu nhận biết về việc vi phạm nhãn hiệu:

– Nhãn hiệu là dấu hiệu dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hoặc sự kết hợp của những dấu hiệu trên trên nền một hoặc nhiều màu sắc để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp. Các dấu hiệu trên phải có khả năng phân biệt được với dấu hiệu của các chủ sở hữu nhãn hiệu khác. Trường hợp bị coi là xâm phạm nhãn hiệu khi những dấu hiệu trên được sử dụng cố ý, không được sự cho phép của chủ sở hữu.

– Theo quy định tại điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

Đối với việc thực hiện những hành vi sau mà không được cho phép của tác giả thì là vi phạm nhãn hiệu: sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Tuy nhiên, có một vấn đề mà ta cần chú ý là khả năng phân biệt nhãn hiệu của bạn. Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu của bạn sẽ không có khả năng phân biệt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Các hình học đơn giản, chữ số, chữ cái hoặc chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng.
  • Các dấu hiệu, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của các loại hành hóa và dịch vụ bằng bất kỳ một ngôn ngữ nào mang tính sử dụng rộng rãi, phổ biến, nhiều người biết
  • Dấu hiệu của việc mô tả về lĩnh vực kinh doanh hoặc hình thức pháp lý… bạn có thể liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết về nhãn hiệu của bạn.
  1. Thủ tục và hồ sơ của quá trình xử lí:

– Thủ tục:

  • Giám định xác minh nhãn hiệu:việc giám định được gởi lên Viện khoa học sở hữu trí tuệ để xác định đối tượng và nội dung. Xác minh các thiệt hại.
  • Soạn thảo văn bản yêu cầu đối với bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.
  • Yêu cầu xử lý vi phạm bằng cách nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền:

– Hồ sơ:

  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Mẫu của sản phẩm mang nhãn hiệu bị vi phạm và mẫu sản phẩm của bên vi phạm và có thể là tài liệu chứng minh dấu hiệu của sự vi phạm.
  • Những thông tin thiết yếu của bên vi phạm: tên, địa điểm hoạt động kinh doanh….
  1. Mức xử phạt theo quy định:

– Đối với biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc loại bỏ: gở bỏ, tháo, cắt, xóa để loại bỏ ra khỏi tang vật, sản phẩm, hàng hóa,…
  • Buộc thay đổi các thông tin và tên miền hoặc trả lại tên nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận..
  • Đối với trường hợp không chấm dứt hành vi thì phải buộc thay đổi tên doanh nghiệp, hoặc loại bỏ các yếu tố vi phạm khỏi tên vi phạm đó…
  • Và các hình thức xử phạt khác đối với các hành vi và từng loại hàng hóa khác nhau.

– Đối với biện pháp xử phạt:

  • Trong trường hợp giá trị hàng hóa dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Trong trường hợp giá trị hàng hóa dịch vụ vi phạm từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
  • Trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 5.000.000 đến 10.000.000: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • Trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 10.000.000đồng đến 20.000.000 đồng: phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
  • Trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 20.000.000đồng đến 40.000.000 đồng: phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Việc doanh nghiệp khác xâm phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp đẫ đăng ký bản quyền làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính, thể hiện việc lợi dụng sự sáng tạo và thành quả, để trục lợi cá nhân.

Nếu quý khách hàng có vướng mắc gì liên quan đến nhãn hiệu cũng như cần Tư vấn xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Nha Trang- Khánh Hòa hãy gọi ngay đến 0905 05 65 85 để được luật sư tư vấn miễn phí.
Luật SUNLAW luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Bài viết cùng chủ đề

en_USEnglish
Facebook Zalo Phone Google Business