Giải thể văn phòng đại diện nước ngoài | Luật Sunlaw

05 Oct, 2020 | 5 lượt xem

Giải thể văn phòng đại diện nước ngoài | Luật Sunlaw

Mục lục Ẩn 1 GIẢI THỂ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI 1.1 Những trường hợp được phép giải thể văn phòng đại diện nước ngoài 1.2 Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện nước ngoài theo quy định pháp luật 1.3 Quy trình thực hiện việc giải thể văn phòng đại diện nước […]

GIẢI THỂ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI

Hiện nay, có rất nhiều công ty nước ngoài, các tập đoàn quốc tế đầu tư vào Việt Nam hình thành dưới nhiều hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh của của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam…

Tuy nhiên, môi trường đầu tư, thị trường kinh tế nào cũng có rủi ro. Do đó, không tránh khỏi việc thất bại và thiệt hại trong quá trình kinh doanh. 1 số công ty nước ngoài buộc phải tạm dừng hoạt động và giải thể văn phòng đại diện .

Với kinh nghiệm lâu năm cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật SUNLAW sẽ trình bày những vấn đề pháp lý liên quan đến giải thể văn phòng đại diện nước ngoài như: thời hạn giải quyết, hồ sơ, quy trình thực hiện việc giải thể văn phòng đại diện nước ngoài…cụ thể như sau:

Giải thể văn phòng đại diện nước ngoài

Giải thể văn phòng đại diện nước ngoài

Những trường hợp được phép giải thể văn phòng đại diện nước ngoài

Theo quy định pháp luật Việt Nam về các trường hợp được giải thể văn phòng đại diện nước ngoài. Theo Luật thương mại 2005 không phải bất kỳ trường hợp nào cũng được phép giải thể văn phòng đại diện nước ngoài.

Căn cứ theo Điều 16 Luật thương mại 2005 thì văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của luật Việt Nam trong các vấn đề liên quan. Do đó, để được giải thể một văn phòng đại diện nước ngoài cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục của pháp luật Việt Nam. Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 07/2016 NĐ-CP quy định các trường hợp được giải thể văn phòng đại diện nước ngoài.

  • Thương nhân nước ngoài làm đơn đề nghị giải thể văn phòng đại diện
  • Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt kinh doanh theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
  • Thời hạn hoạt động đã hết theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh nhưng thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn thêm.
  • Thời hạn hoạt động đã hết theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn thêm.
  • Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh đã bị thu hồi theo quy định tại Điều 44 Nghị định 07/2016 NĐ-CP
  • Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không còn đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.

Hồ sơ giải thể văn phòng đại diện nước ngoài theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 07/2016 về Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, được quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định trên;
  • Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh;
  • Hoặc Bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy;
  • Danh sách các chủ nợ và những số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương xứng hiện hành của người lao động;
  • Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
  • Giấy xác nhận đã trả dấu cơ quan công an của văn phòng đại diện.
  • Hợp đồng thuê trụ sở hoặc Biên bản thanh lý hợp đồng của văn phòng đại diện Việt Nam.

Quy trình thực hiện việc giải thể văn phòng đại diện nước ngoài

Thương nhân nước ngoài muốn giải thể văn phòng đại diện nước ngoài phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động mã số thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ xin dừng hiệu lực mã số thuế bao gồm:
    • Tờ khai chấm dứt hiệu lực mã số thuế
    • Văn bản chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện với các lý do ở trên
  • Quyết toán thuế cho người đại diện của văn phòng đại diện nước ngoài hoặc trưởng văn phòng đại diện và nhân viên làm việc tại đó
  • Thực hiện trả dấu tại cơ quan công an PC64 thuộc công an tỉnh/thành phố
  • Gửi hồ sơ chấm dứt kinh doanh tại Văn phòng đại diện trực tiếp tại Sở công thương hoặc thông qua trang web của chính phủ. Và tiến hành trả Giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện tại Sở Công Thương.

Thời hạn giải quyết việc giải thể văn phòng đại diện nước ngoài:

  • Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và yêu cầu bổ sung. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
  • Ngược lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

Lưu ý:

Văn phòng đại diện giải thể thì thương nhân nước ngoài phải công khai niêm yết về việc chất dứt hoạt động trụ sở của Văn phòng đại diện và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

Để không gặp phải những rắc rối, vấn đề trong việc giải thể văn phòng đại diện nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về vấn đề trên.

Hãy liên hệ ngay với công ty Luật SUNLAW trong thời gian sớm nhất để Quý khách nhận được sự hỗ trợ và tư vấn tận tình, chi tiết của Luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý. Đừng ngần ngại, chần chừ khi liên hệ công ty Luật SUNLAW chúng tôi.

Bài viết cùng chủ đề

Facebook Zalo Phone Google Business