Mục lục Ẩn 1 Thủ tục thành lập công ty giao nhận hàng hóa 1.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm các giấy tờ sau: 1.2 Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh 1.2.1 Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh […]
Đi kèm với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế hàng hóa và sự tăng trưởng thần kỳ của ngành thương mại điện tử, nhu cầu giao nhận hàng hóa trong nước đang trở thành mỏ vàng để các doanh nghiệp khai thác với doanh thu hàng tỷ đô mỗi năm.
Luật Sunlaw với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, chuyển phát,
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực giao nhận là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thủ tục thành lập công ty giao nhận hàng hóa, chuyển phát bao gồm các bước sau:
Trong bước này, bạn cần chú ý lựa chọn mã ngành phù hợp, sau đây Luật SUNLAW gợi ý đăng ký các mã ngành sau:
Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, bạn cần tham khảo thêm các quy định về việc đặt tên doanh nghiệp, khai báo địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp,… đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, tránh rắc rối phát sinh về sau.
Nếu bạn gặp khó khăn trong khâu chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hãy liên hệ công ty luật SUNLAW chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và phục vụ nhanh chóng, tận tình.
Sau khi chuẩn bị đầy dủ hồ sơ, bạn nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty giao nhận tại Sở Kế hoạch Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty và nộp lệ phí theo quy định.
Thông thường, thời gian nhận giấy phép kinh doanh: trong vòng 3 – 4 ngày làm việc kể từ lúc nộp đủ hồ sơ (không tính ngày thứ 7, chủ nhật, Lễ, Tết).
Trong vòng 30 ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thực hiện thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Một bộ hồ sơ công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
Bạn có thể nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh địa phương hoặc nộp trực tuyến tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia.
Thủ tục đăng ký mẫu con dấu với cơ quan chức năng gồm một số giấy tờ sau:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ đăng ký mẫu con dấu của doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ viết Giấy biên nhận, tiến hành đăng tải thông tin về con dấu cùng doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia, và gửi cho doanh nghiệp một mẫu thông báo mẫu con dấu sau khi đăng tải.
Các bước cần thực hiện để hoàn tất nghĩa vụ về thuế:
Đối với nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần xin thêm giấy phép kinh doanh ngành nghề đó mới được hoạt động. Để được cấp phép, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định của pháp luật liên quan đến ngành nghề đó.
Do các ngành nghề thuộc lĩnh vực giao nhận là ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh giao nhận, bạn cần làm thủ tục để xin cấp phép để kinh doanh giao nhận.
Ví dụ để kinh doanh chuyển phát nhanh liên tỉnh, theo Luật Bưu Chính 2010 và Nghị định 47/2011/NĐ-CP doanh nghiệp của bạn phải đáp ứng mức vốn tối thiểu 02 tỷ đồng và phải có thêm giấy phép bưu chính do Sở Thông tin và Truyền thông cấp .
Nếu bạn băn khoăn không biết ngành nghề đăng ký kinh doanh phải cần có thêm loại giấy phép nào để đảm bảo đủ điều kiện hoạt động, hãy liên hệ công ty luật Sunlaw để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Nhà đầu tư nước ngoài muốn được hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phải được thành lập...
Xem thêmThủ tục thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài Thủ tục thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài có nhiều khác biệt so với...
Xem thêm