11 Aug, 2020 | 2 lượt xem
Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập | Luật Sunlaw
Mục lục Ẩn 1 Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập 1.1 Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp 1.2 Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp: 1.3 Những quy định đối với doanh nghiệp khi sử dụng giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Trách nhiệm […]
Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập
Sau khi có Giấy phép kinh doanh , chủ sỡ hữu có những trách nhiệm và nghĩa vụ gì?. Luật SUNLAW sẽ trình bày một số điều cần biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi được thành lập
Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập
-
Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp
- Chỉ kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký;
- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp và 1 số loại bảo hiểm khác theo đặc thù ngành kinh doanh yêu cầu cho người lao động theo quy định của nhà nước.
- Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất, cung ứng theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
- Thực hiện công việc thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ, chính xác các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định( báo cáo thuế); khi phát hiện các thông tin đã kê khai chưa chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
- Công ty có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng phải có thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực thuộc chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh trở lại. Doanh nghiệp muốn chuyển đổi ngành nghề kinh doanh phải thay đổi giấy phép kinh doanh tương ứng với ngành nghề muốn thay đổi đó.
- Chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc ủy quyền cho người đại diện tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, hợp pháp, đầy đủ và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
-
Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp:
- Thuế môn bài ( hay còn gọi là lệ phí môn bài)
- Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế tài nguyên môi trường( nếu có hoạt động khai thác…)
- Thuế xuất nhập khẩu nếu công ty có hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt nếu công ty có kinh doanh mặt hàng chịu thuế thu nhập đặc biệt
-
Những quy định đối với doanh nghiệp khi sử dụng giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế:
- Xuất trình Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký Thuế khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
- Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa nội dung Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký Thuế.
Nghiêm cấm cho thuê, cho mượn Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký Thuế.
- Khi làm mất phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh , cơ quan công an và làm thủ tục cấp lại Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký Thuế theo quy định.
- Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh không có giá trị xác nhận quyền sở hữu hay sử dụng hợp pháp địa điểm trụ sở chính của công ty.
Nếu Doanh nghiệp bạn cần 1 công ty luật uy tín, có chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp để làm rõ cho bạn biết Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập cũng như những vướng mắc pháp lý khác, hãy liên hệ ngay đến Luật SUNLAW để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí.