Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn | Luật Sunlaw

21 Aug, 2020 | 4 lượt xem

Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn | Luật Sunlaw

Mục lục Ẩn 1 YÊU CẦU THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN 1.1 Trả lời: YÊU CẦU THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN Công ty Luật SUNLAW là đơn vị luôn dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật và […]

YÊU CẦU THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

YÊU CẦU THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

Công ty Luật SUNLAW là đơn vị luôn dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý. Đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, vững chắc về chuyên môn, kiến thức sẽ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của tất cả khách hàng về pháp luật.

Trong xã hội hiện nay, các quan hệ pháp luật thường đối diện với nguy cơ xảy ra những tranh cấp, những thay đổi phát sinh không thể lường trước được. Đặc biệt là mối quan hệ gia đình vì nó gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi mất đi. Như tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng, quyền nuôi con, và cả tranh chấp thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn… Thay đổi quyền nuôi con được xem là một trong những vấn đề nan giải nhất sau khi hai người đã chấm dứt quan hệ vợ chồng. Tình huống sau đây được luật sư tư vấn về thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn.

TÌNH HUỐNG: Kính gửi Luật sư- Công ty Luật SUNLAW. Vợ chồng tôi đã ly hôn với nhau mới được 2 năm, cháu gái nhà chúng tôi năm nay vừa tròn 4 tuổi, cháu rất ngoan. Theo phán quyết của Tòa án là con gái do mẹ cháu nuôi dưỡng, giáo dục cháu và tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu mỗi tháng là 8.000.000 VNĐ (tám triệu đồng).

Tôi cũng nhận thấy rằng đây là điều hợp lý vì cháu là bé gái sẽ phù hợp để mẹ chăm sóc, giáo dục hơn là ở với ba. Tôi cũng rất sẵn lòng cấp dưỡng theo yêu cầu của mẹ cháu, thời gian mới sau ly hôn tôi vẫn thường xuyên qua nhà mẹ con cháu để thăm nom, chơi đùa với cháu. Nhưng vì một số vấn đề phát sinh trong công việc, tôi phải thường xuyên đi công tác xa và về thành phố trong thời gian ngắn nên không thể thăm cháu.

Dạo gần đây, tôi mới có thời gian sang thăm cháu, và tôi phát hiện ra tình trạng sức khỏe con tôi không tốt, ốm đau liên tục suốt cả 6 tháng nay. Vì vợ tôi đã có người yêu mới và hay đi chơi đây đó cùng anh ta nên cháu chủ yếu ăn những thức ăn nhanh, đồ nấu sẵn ngoài đường, giờ giấc ngủ nghỉ không điều độ do cháu hay thức khuya đợi mẹ. Sống với mẹ, cháu không được chăm sóc chu đáo, tử tế. Chuyện vợ tôi có người yêu, tôi cho rằng là chuyện bình thường vì ai cũng cần có một điểm tựa trong cuộc sống, hạnh phúc riêng cho bản thân mình. Nhưng thấy cô ấy bỏ mặc sức khỏe con gái mình như thế nào cũng được, tôi không chấp nhận được với vị trí là một người cha cho đứa con gái bé nhỏ của tôi.

Tôi không thể tiếp tục làm lơ chuyện này để con gái mình phải chịu sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm gia đình cả bố lẫn mẹ. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư quy định về thay đổi người trực tiếp người nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi chân thành cám ơn công ty Luật SUNLAW.

Trả lời:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi để nghị tư vấn luật đến luật sư của công ty Luật SUNLAW. Nội dung tình huống và câu hỏi của anh đã được luật sư chuyên về lĩnh vực hôn nhân và gia đình phân tích, giải đáp cụ thể cho anh như sau:

Luật sư rất thông cảm và hiểu với những chia sẻ về hoàn cảnh gia đình của anh, cũng như những thiệt thỏi của con gái anh khi bố mẹ bé không thể cùng nuôi dưỡng cháu. Về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi mà có một trong các cơ sở sau đây:

  1. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;…
  2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên….”

Vậy, nếu như anh muốn thay đổi quyền nuôi con của vợ mình. Anh nên thỏa thuận trực tiếp với vợ anh về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của cháu. Hoặc sau này khi con gái anh đủ 7 tuổi thì căn cứ theo nguyện vọng của cháu mà Tòa án ra quyết định cháu sẽ được ai ở cùng ai.

Đây là tư vấn của công ty luật SUNLAW chúng tôi về những vấn đề thay đổi người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu anh vẫn chưa rõ hoặc cần hỗ trợ tư vấn về pháp luật hôn nhân và gia đình, và các dịch vụ pháp lý khác thì anh vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn qua tổng đài tư vấn khách hàng của công ty Luật SUNLAW. Để được luật sư của công ty SUNLAW sẽ tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình một cách tận tình, cụ thể qua tổng đài điện thoại. Hotline: 0905 05 65 85.

Bài viết cùng chủ đề

11 Aug, 2020 | 6 lượt xem
Vợ chồng khác nơi cư trú thì nộp đơn ly hôn ở...

Vợ chồng khác nơi cư trú thì nộp đơn ly hôn ở đâu? Vợ chồng khác nơi cư trú nộp đơn ở Tòa án nào? Hiện nay, không ít các trường...

Xem thêm
17 Aug, 2020 | 7 lượt xem
Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài | Công ty...

THỦ TỤC LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Hiện nay, ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, nhưng khách hàng thường gặp nhiều khó khăn và vướng...

Xem thêm
en_USEnglish
Facebook Zalo Phone Google Business