Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài | Công ty luật Sunlaw

23 May, 2020 | 9 lượt xem

Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài | Công ty luật Sunlaw

Mục lục Ẩn 1 Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài 1.1 I.Thương nhân nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau: 1.2 II.Hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài 1.3 III.Thủ tục thành lập chi nhánh của […]

Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài

Bạn đang có nhu cầu tìm luật sư Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài?

 Bạn là thương nhân nước ngoài muốn thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa biết rõ quy định của pháp luật Việt Nam về thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.

Sau đây, Luật sư công ty Luật SUNLAW sẽ tư vấn cho bạn những điều kiên, hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Việc thành lập Chi nhánh phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và mỗi thương nhân nước ngoài chỉ được phép thành lập tối đa 1 Chi nhánh trong phạm vi 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Áp dụng theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP Luật thương mại, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/03/2016.

Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài

Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài

I.Thương nhân nước ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau:

    1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, Đăng Ký Kinh Doanh(ĐKKD)  theo quy định của pháp luật quốc gia, những vùng, lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc do pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
    2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, tính từ ngày được thành lập hoặc ĐKKD;
    3. Trong trường hợp Giấy ĐKKD hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất một năm kể từ ngày nộp hồ sơ;
    4. Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với những cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài;
    5. Nếu nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với điều 4 nêu trên, thì việc thành lập Chi nhánh này phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

II.Hồ sơ thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh (theo mẫu) do người đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  •  Bản sao Giấy ĐKKD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài; ( phải hợp pháp hóa lãnh sự)
  • Văn bản bổ nhiêm/cử người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài;
  • Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hợp lệ  hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ về thuế,  tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc những  giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động kinh doanh của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  • Bản sao hợp lệ Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;
  •  Bản sao giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu hợp lệ(nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;
  • Tài liệu về địa điểm dự kiến sẽ đặt trụ sở Chi nhánh:
    – Bản sao biên bản thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền sử dụng,  khai thác địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;
    – Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến sẽ đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và những quy định pháp luật có liên quan.

III.Thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Bước 1: Nộp hồ sơ tại  Bộ Công Thương (trừ trường hợp việc thành lập chi nhánh này được quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành)
Trong thời hạn ba ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ này được thực hiện tối đa 01 lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương sẽ cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài . Nếu không cấp phép thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
Nếu việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, thì cơ quan cấp Giấy phép sẽ gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn năm(5) ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép sẽ cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Nếu từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Bước 2:  Chi nhánh thực hiện đăng ký con dấu, mẫu dấu Sau khi có giấy phép hoạt động tại Cơ quan công an PC64 thuộc công an tỉnh, thành phố nơi đặt chi nhánh
Bước 3: Sau khi có con dấu thực hiện đăng ký mã số thuế tại cục thuế nơi chi nhánh đặt trụ sở, hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký mã số thuế
– Bản sao giấy phép thành lập
– Giấy giới thiệu cho nhân viên nộp hồ sơ
Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
Lưu ý: Trong vòng 10 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, chi nhánh phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế. Nếu quá thời hạn trên chi nhánh sẽ bị xử phạt hành chính về việc  chậm đăng ký mã số thuế theo quy định.

Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép thành lập Chi nhánh

Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không được vượt quá thời hạn còn lại của Giấy ĐKKD  hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp những giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

IV.Điều kiện người đứng đầu Chi nhánh

  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm với thương nhân nước ngoài về hoạt động của bản thân và Chi nhánh trong phạm vi thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Người đứng đầu Chi nhánh phải chịu trách nhiệm về mọi  hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi thương nhân nước ngoài ủy quyền.
  • Khi ra nước ngoài, người đứng đầu Chi nhánh phải ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh  bằng văn bản theo pháp luật . Việc ủy quyền này phải có sự đồng ý của thương nhân nước ngoài. Người đứng đầu Chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
  • Nếu hết thời hạn ủy quyền theo quy định nêu trên mà người đứng đầu Chi nhánh chưa trở về Việt Nam và không có giấy ủy quyền khác thì người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đứng đầu Chi nhánh trở về làm việc tại Chi nhánh hoặc cho đến khi thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người khác làm người đứng đầu Chi nhánh.
  • Nếu người đứng đầu Chi nhánh không có mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu Chi nhánh hoặc bị mất tích, chết,  tạm giam, kết án tù, bị hạn chế mất năng lực hành vi dân sự thì thương nhân nước ngoài phải bổ nhiệm người khác lên làm người đứng đầu Chi nhánh.
  • Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được phép kiêm nhiệm những chức vụ sau:
  • Đứng đầu Văn phòng đại diện/chi nhánh của một thương nhân nước ngoài khác;
  • Là đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

V.Công bố thông tin Chi nhánh

Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) tính từ ngày cấp mới, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình những nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh và của thương nhân nước ngoài;
  • Nội dung hoạt động của Chi nhánh, Người đứng đầu  Chi nhánh;
  • Cơ quan cấp Giấy phép, số, thời hạn, ngày cấp của Giấy phép thành lập Chi nhánh;
  • Ngày cấp lại, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh.

nếu bạn còn chưa rõ vấn đề gì về việc  thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam hãy liên hệ luật sư của Luật SUNLAW theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết.

🏠 CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SUNLAW – CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
🏪 Địa chỉ :51 Đường A2, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
📞 Hotline : 0901 202 585 – 0889 181 585
📌 Google maps: https://g.page/thutuclyhonnhatrang?share

Bài viết cùng chủ đề

21 Sep, 2020 | 8 lượt xem
Quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần |...

Quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần Bạn đang muốn tìm hiểu các quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần, Hồ sơ thành...

Xem thêm
28 Sep, 2020 | 10 lượt xem
Hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài | Luật...

Hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài Doanh nghiệp nước ngoài khi muốn mở chi nhánh tại Việt Nam cần những điều kiện gì? Thử tục thế nào?….Đó...

Xem thêm
en_USEnglish
Facebook Zalo Phone Google Business