Mục lục Ẩn 1 Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Nha Trang 1.1 Thế nào là tranh chấp quyền sử dụng đất? 1.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Nha Trang 1.3 Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án […]
Bạn đang gặp rắc rối về tranh chấp quyền sử dụng đất? Bạn muốn biết nội dung luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Nha Trang nhưng chưa có thời gian hoặc chưa tìm được luật sư giỏi, uy tín phù hợp với điều kiện của mình !
Tuy nhiên, tranh chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp khá phổ biến trong đời sống nhưng lại được đánh giá là phức tạp nhất trong các loại án dân sự. Hiểu được những suy nghỉ đó của người dân, Luật sư của Công ty Luật SUNLAW sẽ làm rõ những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Nha Trang, cụ thể như sau:
Tranh chấp quyền sử dụng đất hiểu đơn giản là có từ hai người trở lên đang tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất nào đó.
Có thể họ tranh chấp quyền sử dụng toàn bộ thửa đất, hoặc quyền sử dụng một phần thửa đất.
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Như vậy, tranh chấp đất đai cũng bao gồm cả tranh chấp quyền sử dụng đất.
2.1. Hòa giải
Để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, bước đầu tiên là tiến hành hòa giải. Có 2 dạng hòa giải:
– Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải. Nếu không muốn tự hòa giải thì có thể đưa ra hòa giải ở cơ sở, tức là sẽ có Hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận để giải quyết tranh chấp một cách tự nguyện. Thủ tục hòa giải này không bắt buộc và các bên có thể thực hiện hoặc không.
– Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013, thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã nơi có tranh chấp xảy ra. Các bên làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đến UBND cấp xã. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn, UBND cấp xã phải tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành, tranh chấp có thể tiếp tục giải quyết ở Tòa án hoặc UBND cấp huyện, cấp tỉnh.
2.2. Khởi kiện tại Tòa án hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại UBND cấp Huyện, cấp Tỉnh.
– Trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án;
– Trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100
Luật Đất đai thì đương sự có 2 con đường để lựa chọn:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện (tùy thuộc vào chủ thể và đối tượng tranh chấp).
+ Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Bước 1. Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện gồm:
– Đơn khởi kiện (về việc yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất).
– Giấy tờ chứng minh bạn có quyền sử dụng đối với thửa đất đang tranh chấp. Đó có thể Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hoặc các giấy tờ khác được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
– Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND cấp xã và chữ ký của các bên tranh chấp.
– Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước nhân dân, sổ hộ khẩu của người khởi kiện.
– Các tài liệu khác có giá trị chứng minh: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, người nào khởi kiện vấn đề gì thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.
Bước 2. Bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp. Có 3 cách nộp: mang hồ sơ đến nộp trực tiếp tại Tòa, hoặc gửi hồ sơ đến Tòa án theo đường bưu điện, hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Trường hợp hồ sơ của bạn chưa đầy đủ thì Tòa án sẽ yêu cầu bổ sung.
Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết tranh chấp
Khi Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí, người khởi kiện có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án trong thời hạn 07 ngày làm việc và mang biên lai nộp lại cho Tòa. Sau đó Tòa sẽ thụ lý, vụ án chuyển sang giai đoạn chuẩn bị xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ triệu tập các bên lên tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu các bên hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp không đồng ý với kết quả xét xử sơ thẩm, các bên có quyền kháng cáo để xét xử phúc thẩm.
4.1. Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
Bước 1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện nơi có đất tranh chấp.
Bước 2. Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu nghiên cứu giải quyết. Cơ quan tham mưu sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, nếu cần thiết có thể tổ chức cuộc họp các ban, ngành liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai. Sau đó, cơ quan tham mưu hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
Bước 3. Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp cũng như các bên có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan. Nếu các bên đồng ý với kết quả giải quyết thì tranh chấp kết thúc.
Ngược lại, nếu các bên không đồng ý kết quả giải quyết thì có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc làm đơn khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (tức khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND Huyện).
4.2. Trường hợp tranh chấp mà 1 bên là cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.
Bước 1. Bạn nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh nơi có đất tranh chấp.
Bước 2. Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm cơ quan tham mưu nghiên cứu giải quyết.
Cơ quan tham mưu của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện các công việc tương tự như cơ quan tham mưu của Chủ tịch UBND cấp huyện đã nêu ở trên.
Bước 3. Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu các bên đồng ý kết quả giải quyết thì tranh chấp kết thúc. Còn nếu không đồng ý kết quả giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của luật về tố tụng hành chính.
Mong rằng qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp được cho bạn đọc các thông tin cần thiết liên quan đến giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Nếu cần tư vấn chuyên sâu quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0901 202 585 hoặc đến trực tiếp văn phòng Công ty Luật SUNLAW chi nhánh khánh Hòa.
🏠 CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SUNLAW – CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
🏪 Địa chỉ :51 Đường A2, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
📞 Hotline : 0901 202 585 – 0889 181 585
📌 Google maps: https://g.page/thutuclyhonnhatrang?share
Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp đất mua bằng giấy viết tay tại Nha Trang – Khánh Hòa. Hiện nay tình trạng mua bán đất bằng giấy viết tay...
Xem thêmVăn phòng Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Khánh Hòa. Đất đai là tài sản có giá trị rất lớn và nó nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất...
Xem thêm