Mục lục Ẩn 1 TƯ VẤN LẬP DI CHÚC NHÀ ĐẤT 1.1 Di chúc là gì? 1.2 Các điều kiện để bản di chúc nhà đất hợp pháp: 1.2.1 a) Người lập di chúc phải đáp ứng các điều kiện sau: 1.2.2 b) Người thừa kế không được quyển hưởng di sản khi vi phạm […]
Những người làm cha, làm mẹ, ông bà ….. muốn tránh sự tranh chấp giữa con cái, anh em, người than…trước khi mình qua đời đã quyết định lập di chúc nêu rõ sau khi mình qua đời thì khối tài sản sẽ được chia như thế nào, chia cho ai và các phần như thế nào. Khi có bản di chúc hợp pháp thì những người thừa kế phải chấp nhận.
Công ty Luật SUNLAW sẽ tư vấn lập di chúc nhà đất, các điều kiện để bản di chúc nhà đất hợp pháp cho Quý khách hàng theo các quy định pháp luật hiện hành.
– Di chúc được hiểu theo nghĩa đơn giản là sự thể hiện ý chí, mong muốn của cá nhân, người có tài sản muốn được chuyển nhượng cho người khác sau khi đã qua đời. Các vấn đề của di chúc được quy định cụ thể tại Bộ Luật dân sự 2015 Việt Nam.
– Nhà đất hay cách gọi khác là bất động sản (đây là một thuật ngữ pháp luật). Theo Điều 107 BLDS 2015 thì bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng; Và tài sản khác theo quy định pháp luật.
Căn cứ tại Điều 625 và Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc phải có các điều kiện sau:
– Người lập di chúc phải từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi sẽ được lập di chúc, khi được người giám hộ hoặc cha, mẹ đồng ý về việc lập di chúc;
– Người lập di chúc có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
– Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì Người không được quyền hưởng di sản khi thuộc những trường hợp sau:
– Người bị kết bán về hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe một cách cố ý hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người lập di chúc xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản, người lập di chúc;
– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng toàn bộ hoặc một phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Người có hành vi cưỡng ép, lừa dối hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa nội dung di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người lập di chúc.
Bản di chúc có thể được lập thành hai loại như sau căn cứ theo Điều 627 BLDS 2015:
– Di chúc bằng miệng;
– Di chúc bằng văn bản.
Di chúc nhà đất được lập bằng văn bản bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Thời gian lập bản di chúc (ngày, tháng, năm);
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập bản di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng nhà đất, bất động sản đó;
– Nhà đất để lại và nơi có nhà đất đó.
Lưu ý:
– Bên cạnh các nội dung trên, bản di chúc nhà đất có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu bản di chúc gồm nhiều trang. Và mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Nếu di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ đó.
Căn cứ tại Điều 643 BLDS Việt Nam 2015 quy định về hiệu lực của di chúc:
– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế (khi người lập di chúc qua đời);
– Di chúc không có hiệu lực, giá trị pháp luật toàn bộ hoặc một phần thuộc các trường hợp sau:
– Di chúc không có hiệu lực, giá trị pháp luật. Trường hợp nhà đất để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Khi bản di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ nội dung đó không có hiệu lực pháp luật.
– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản nhà đấ thì chỉ bản di chúc cuối cùng có hiệu lực pháp luật.
– Di chúc bằng miệng: quy định tại Khoản 2 Điều 629 BLDS 2015: sau 3 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên hết hiệu lực.
– Di chúc bằng văn bản: quy định tại Điều 640 Bộ luật dân sự 2015, di chúc bằng văn bản có hiệu lực cho tới khi có di chúc mới hợp pháp thay thế nó. Nếu di chúc hợp pháp mới chỉ có nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi bản di chúc cũ thì chỉ phần bị bổ sung, sửa đổi mới bị mất hiệu lực.
Điều kiện Bản di chúc nhà đất hợp pháp được Luật sư – Công ty Luật SUNLAW giải thích cụ thể, chi tiết theo các quy định pháp luật mới nhất hiện nay. Mọi thắc mắc Quý khách hàng vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 Hotline: 0905 05 65 85 hoặc liên hệ Công ty Luật SUNLAW để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ trực tiếp về tư vấn luật di chúc nhà đất và các vấn đề pháp lý khác.
Quy định về hàng thừa kế mới nhất Luật sư Luật sunlaw sẽ hướng dẫn quy định về hàng thừa kế theo pháp luật và đối tượng được xác định là...
Xem thêmLẬP DI CHÚC TẠI NHA TRANG, KHÁNH HÒA Lập di chúc tại Nha Trang, Khánh Hòa được rất nhiều người dân quan tâm và cần tư vấn các vấn đề pháp...
Xem thêm