17 Aug, 2020 | 5 lượt xem
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp từ A đến Z | Công ty luật Sunlaw
Mục lục Ẩn 1 Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp từ A đến Z 1.1 Tư vấn đặt tên doanh nghiệp 1.1.1 a/ Cấu trúc tên doanh nghiệp: Khi đặt tên doanh nghiệp phải có hai yếu tố chính 1.1.2 b/ Tên bằng tiếng nước ngoài và viết tên viết tắt: 1.1.3 c/ […]
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp từ A đến Z
Thành lập doanh nghiệp là thủ tục đầu tiên để bước vào thực hiện hoạt động kinh doanh. Vì vậy việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập và các điều cơ bản cần lưu ý là vô cùng cần thiết đối với nhà khởi nghiệp. Dù thủ tục hiện nay đã trở nên đơn giản hơn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhưng đối với nhiều người thì đây vẫn là một việc khá phức tạp. Vậy thì đừng lo lắng nhiều quá, LUẬT SUNLAW sẽ giúp bạn thực hiện việc này một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp từ A đến Z. Tại đây chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ và cung cấp những thông tin pháp lý cần thiết để bạn có thể thành lập công ty nhanh chóng nhất.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp từ A đến Z
Tư vấn đặt tên doanh nghiệp
Khi chọn tên cho doanh nghiệp, bạn phải lưu ý đảm bảo nhũng điều kiện sau:
a/ Cấu trúc tên doanh nghiệp: Khi đặt tên doanh nghiệp phải có hai yếu tố chính
Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng (Khách hàng muốn lựa chọn)
Trong đó: loại hình doanh nghiệp có thể viết rõ hoặc viết tắt như sau:
- Công ty TNHH – (Công ty trách nhiệm hữu hạn)
- Công ty CP – Công ty cổ phần
- Công ty HD – Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp TN / DNTN – Doanh nghiệp tư nhân
Tên được gắn tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh; tên được viết trên các loại giấy tờ giao dịch, tài liệu của công ty.
b/ Tên bằng tiếng nước ngoài và viết tên viết tắt:
Tên nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt của doanh nghiệp, có thể giữ nguyên nghĩa hoặc dịch tương ứng. Tên nước ngoài của doanh nghiệp được in, viết nhỏ hơn tên tiếng Việt trên tất cả các bảng hiệu và hồ sơ, tài liệu liên quan của doanh nghiệp
Tên viết tắt được dựa trên tên tiếng Việt và tên nước ngoài của doanh nghiệp
c/ Tên không gây trùng hoặc nhầm lẫn:
Doanh nghiệp không được đặt tên giống hoàn toàn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Ngoài ra, tên được chọn của doanh nghiệp mới không được giống tên doanh nghiệp đã đăng ký về các yếu tố sau: cách đọc tên tiếng Việt giống; trùng tên nước ngoài, tên viết tắt; tên riêng của doanh nghiệp đăng ký chỉ khác tên của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số, chữ cái, ký hiệu,…
Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội,… trừ khi có sự đồng ý của các cơ quan, tổ chức đó.
Tư vấn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp thì có 05 loại hình, mỗi loại có những tính chất, đặc điểm, cơ cấu riêng, tùy vào nhu cầu và khả năng mà bạn sẽ chọn cho mình loại hình phù hợp nhất.
a/ Công ty cổ phần
- Đây là loại hình mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần là cổ đông. Số cổ đông tối thiểu là ba và không giới hạn tối đa. Có tư cách pháp nhân
- Cổ đông chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác (nếu có) của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác
- Khả năng hoạt động rộng, hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
- Cơ cấu vốn linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; khả năng huy động vốn cao
- Nhưng công ty cổ phần cùng có một số nhược điểm như: khó điều hành công ty do số lượng các cổ đông lớn, việc thành lập và quản lý cũng phức tạp hơn các loại hình khác
b/ Công ty TNHH 1 thành viên
- Là loại hình công ty mà chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức, không được quyền phát hành cổ phần. Cơ cấu tổ chức đơn giản nên dễ dàng ra quyết định và điều hành công ty. Có tư cách pháp nhân
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ
- Tuy nhiên loại hình công ty này không được giảm vốn điều lệ trong thời gian hoạt động
c/ Công ty TNHH 2 thành viên
- Vì cùng là loại hình công ty TNHH nên cũng có nhiều điểm tương đồng với công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên có sự khác nhau về số lượng thành viên góp vốn là từ 02 – 50 người. Có tư cách pháp nhân
- Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
- Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
d/ Công ty hợp danh
- Công ty hợp danh là loại hình mà trong đó ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài ra còn có thành viên góp vốn (nếu có). Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình, còn thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.
- Đây là loại hình công ty kết hợp uy tín cá nhân của nhiều người. Dễ tạo sự tin tưởng cho đối tác vì chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của thành. Việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp vì cơ chế số lượng thành viên
- Nhưng loại hình này cũng gây rủi ro cho các thành viên hợp danh vì chế độ chịu trách nhiệm vô hạn. Không được phát hành chứng khoán nên khả năng huy động vốn bị hạn chế.
e/ Doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, chủ doanh nghiệp cũng chính là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chủ động quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Không có tư cách pháp nhân
- Doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm vô hạn nên dễ tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng
- Loại hình này có rủi ro cao vì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tại sản của mình. Không được phát hành chứng khoán
Địa chỉ trụ sở chính
- Nơi đặt trụ sở chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp, được xác định bằng địa giới đơn vị hành chính, rõ ràng về số nhà, ngõ phố, đường, thôn, xã, ấp, thị xã, huyện,…
- Doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại khu chung cư có chức năng dùng để ở, nhà tập thể theo quy định của của Luật Nhà ở 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
Ngành nghề kinh doanh
- Doanh nghiệp được lựa chọn ngành nghề mà công ty muốn đăng ký kinh doanh trong Hệ thống các mã ngành kinh tế kèm theo Quyết định số 27/2018/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh sẽ được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong QĐ số 27/2018/QĐ-TTg của TTCP nhưng có quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh sẽ được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
- Đối với những ngành, nghề chưa được quy định trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì lúc này cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét ghi nhận.
Vốn điều lệ
- Vốn điều lệ là toàn bộ giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết sẽ góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được đăng ký mua hoặc đã bán khi thành lập doanh nghiệp đối với CTCP.
- Các thành viên, cổ đông có trách nhiệm phải góp đủ số vốn này vào doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc một thời hạn ngắn hơn theo như điều lệ.
- Hiện nay pháp luật không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp khác mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu mức vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.
Đăng ký thuế
Các loại thuế, phí phải đóng sau khi thành lập doanh nghiệp
- Thuế môn bài: mức thuế phải đóng phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký, mỗi năm một lần
- Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, được thu dựa vào kết quả cuối cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hoạt động): thuế đánh trên hàng hóa xuất đi và nhập vào giữa thị trường nước ngoài và thị trường trong nước
- Thuế tài nguyên: là loại thuế gián thu, là số tiền phải nộp cho nhà nước khi doanh nghiệp, tổ chức thực hiện việc khai thác tài nguyên thiên nhiên
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu, đánh vào một số mặt hàng, dịch vụ xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng
Ngoài những yếu tố cơ bản trên, khi thành lập doanh nghiệp còn phải chú ý đến những quy trình thủ tục khác. Nếu có ý định muốn thành lập một công ty mà vẫn còn nhiều thắc mắc, hãy liên hệ tới văn phòng LUẬT SUNLAW để được hỗ trợ sử dụng Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp từ A đến Z. Công ty chúng tôi đảm bảo sự chuyên nghiệp và uy tín, đem đến sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.