Giải quyết tranh chấp đất đai | Luật Sunlaw Nha Trang Khánh Hoà

05 Oct, 2020 | 5 lượt xem

Giải quyết tranh chấp đất đai | Luật Sunlaw Nha Trang Khánh Hoà

Mục lục Ẩn 1 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 1.1 Giải thích từ ngữ pháp lý 1.1.1 Tranh chấp đất đai là gì? 1.1.2 Các trường hợp tranh chấp đất đai chủ yếu sau: 1.1.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai 1.2 Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ […]

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Hiện nay, vấn đề tranh chấp đất đai luôn đề tài nóng khi mỗi người dân đang gặp phải và làm sao để giải quyết tranh chấp đất đai là những câu hỏi khó. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi có những tranh chấp và mâu thuẫn về đất đai. Luật SUNLAW Khánh Hòa cùng với những luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ giải quyết những tranh chấp đất đai của Quý khách với tiêu chí hiệu quả, uy tín, chất lượng nhất.

tranh chấp đất đai

tranh chấp đất đai

Giải thích từ ngữ pháp lý

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phức tạp, khó và phổ biến nhất hiện nay. Căn cứ theo khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc các bên trong quan hệ đất đai. Vì tranh chấp đất đai có tính chất ảnh hưởng lớn đến nhiều bên liên quan, đặc biệt bên quản lý tài sản này là Nhà nước. Theo Điều 53 Hiến pháp 2013 thì đất đai là tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý và tài sản công thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đứng ra đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Vì vậy, để có thể giải quyết tranh chấp đất đai một cách thấu đáo, chính xác thì phải xác định được các loại tranh chấp chủ yếu về đất đai nhất.

Các trường hợp tranh chấp đất đai chủ yếu sau:

  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất là dạng tranh chấp đất đai ít xảy ra. Thường những tranh chấp này có căn cứ để giải quyết vì trong quá trình phân chia đất đai cho các chủ thể sử dụng. Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua Bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất lúc đầu.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa hai hay nhiều bên với nhau về việc người nào có quyền và lợi ích hợp pháp sử dụng đối với một thửa đất nào đó. Những tranh chấp về mục đích sử dụng đất thường là những tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, hôn nhân,…
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất là khi các bên có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán đất đai, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất…

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là thẩm quyền của các cơ quan tư pháp Nhà nước để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa các bên nhằm tìm ra các phương pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật. Các cơ quan Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.

Căn cứ tại Điều 203 Luật đất đai 2013, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

  • Tranh chấp đất đai khi đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Hoặc những giấy tờ chứng minh quyền của chủ thể đối với bất động sản đó. Theo quy đinh tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì Tòa án nhân dân giải quyết.
  • Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ chứng minh quyền của chủ thể đó đối với thửa đất.

 Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp tại UBND cấp có thẩm quyển theo quy định tại khoản 3 Điều này;

 Tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo Luật tố tụng dân sự Việt Nam

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Giai đoạn các đương sự hòa giải tại UBND cấp xã nơi có bất động sản tranh chấp.

Nhà nước luôn khuyển khích người dân tự hòa giải với nhau khi có tranh chấp, mâu thuẩn về đất đai. Nếu như các bên không hòa giải được thì sẽ giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Đây là thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp đất đai, được quy định tại khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/2014/ NĐ-CP của Chính Phủ quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Theo đó, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy định tại NĐ này khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

  •  Buổi hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên liên quan đế vấn đề tranh chấp đất đai vắng mặt quá lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành.
  • Chủ tịch Hội đồng phải ký vào Biên bản hòa giải, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các bên tham gia hòa giải và phải nhận đóng dấu của UBND; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Trong vòng 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp phải có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với các ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành

Giai đoạn 2: Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật

Khi các bên tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không đạt được thì theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

  • Tranh chấp về đất đai khi đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về nhà ở, tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai cách thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

 Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật;

 Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự;

  • Trường hợp các đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

 Trường hợp tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu các bên không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật;

 Trường hợp tranh chấp đất đai mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giải quyết. Nếu các bên không đồng ý với quyết định trên thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật;

  • Người có thẩm quyền sẽ giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 100 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành án phải được các bên liên quan nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Hãy liên hệ với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn pháp lý của công ty Luật SUNLAW chúng tôi. Quý khách hàng sẽ nhận được tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai khó, phức tạp của Quý khách một cách hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện nhất với chi phí phù hợp nhất!

Bài viết cùng chủ đề

19 Jan, 2021 | 5 lượt xem
Văn phòng Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Khánh...

Văn phòng Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Khánh Hòa. Đất đai là tài sản có giá trị rất lớn và nó nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất...

Xem thêm
18 Dec, 2020 | 6 lượt xem
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ |...

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ SỔ ĐỎ Hiện nay, khi giá trị quyền sử dụng đất liên tục tăng cao thì tình trạng tranh chấp đất đai...

Xem thêm
Facebook Zalo Phone Google Business