Quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần | Luật Sunlaw

21 Sep, 2020 | 1 lượt xem

Quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần | Luật Sunlaw

Mục lục Ẩn 1 Quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần 1.1 Chi nhánh công ty cổ phần: 1.2 Đặc điểm pháp lý của chi nhánh công ty: 1.2.1 Từ đó ta thấy rằng: 1.2.2 Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần: 1.3 Thủ tục và thẩm quyền […]

Quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Bạn đang muốn tìm hiểu các quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần, Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty  hay những đặc điểm pháp lý của chi nhánh công ty cổ phần ….Hãy gọi ngay cho luật sư Doanh nghiệp của luật SUNLAW theo số 0889 181 585 để được luật sư tư vấn rõ ràng và chi tiết nhất cho bạn hoặc bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết toàn bộ những quy định pháp luật liên quan đến thành lập chi nhánh công ty cổ phần.

Chi nhánh công ty cổ phần:

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, chi nhánh công ty cổ phần là 1 đơn vị phụ thuộc của công ty, có nghĩa vụ thực hiện 1 phần chức năng hoặc toàn bộ chức năng của công ty kể cả vai trò đại diện theo ủy quyền, nhưng không có tư cách pháp nhân cũng không thể độc lập về mặt tài sản với công ty.

Theo quy định của luật doanh nghiệp có thể thành lập nhiều chi nhánh của công ty cổ phần. Doanh nghiệp có quyền mở rộng chi nhánh công ty trong nước và ra nước ngoài, được đặt một chi nhánh hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương. Việc thành lập chi nhánh là giải pháp hàng đầu mà mỗi công ty muốn khi mở rộng quy mô.

Đặc điểm pháp lý của chi nhánh công ty:

Theo điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”

Từ đó ta thấy rằng:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, là một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp, hoạt động dựa trên sự ủy quyền của công ty mẹ.
  • Chi nhánh hoạt động giống như một công ty quy mô nhỏ, có trách nhiệm thực hiện một hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp.
  • Chi nhánh không có tư cách pháp nhân và chỉ được hoạt động kinh doanh trong phạm vi mà công ty mẹ đã đăng ký.

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần:

  • Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty.
  • Bản photo có công chứng Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
  • Bản photo công chứng Hợp đồng thuê trụ sở.
  • Bản báo lập Chi nhánh.
  • Bản điều lệ công ty theo thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần.
  • Văn bản quyết định và biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh.
  • Bản quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh CTY.
  • Bản kê khai thông tin đăng ký thuế theo thủ tục thành lập CTCP.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực cá nhân người đứng đầu chi nhánh.

Thủ tục và thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty cổ phần:

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần được nộp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt chi nhánh.

Thời hạn hoàn thành từ 4 đến 6 ngày làm việc.

Các thủ tục chung sau khi thành lập chi nhánh công ty:

  • Báo cáo lên cơ quan thuế kê khai và nộp thuế.
  • Đóng thuế môn bài cho chi nhánh công ty.
  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có đăng ký kinh doanh của chi nhánh phải kê khai và nộp thuế môn bài.
  • Khai thuế Giá trị gia tăng.
  • Treo biển hiệu tại chi nhánh.
  • Biển hiệu phải có các thông tin: Tên chi nhánh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, cơ quan chủ quản…
  • Theo quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014
  • Nếu có bất cứ thay đổi thông tin chi nhánh nào thì phải làm thủ tục thay đổi với cơ quan Đăng ký kinh doanh.

Các lưu ý:

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì tên chi nhánh của công ty phải viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ số và ký hiệu ngoài ra có thêm các chữ như F,J, Z, W.

Tên Chi nhánh của CT phải gắn liên với tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi Nhánh”.

Ngoài tên bằng tiếng Việt, các doanh nghiệp có thể đăng ký thêm tên bằng tiếng nước ngoài và Tên viết tắt của Chi nhánh. Chú ý rằng tên bằng tiếng nước ngoài phải được dịch tương tự với tên Chi nhánh bằng tiếng Việt.

Tên Chi nhánh của CTY phải được gắn tại trụ sở chính của Chi nhánh. Tên Chi nhánh phải được in và khổ chữ nhỏ hơn tên Tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu do chi nhánh phát hành. Kèm theo thông tin liên hệ như số điện thoại, email, fax…

Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển  hiện nay, có nhiều công ty cổ phần muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Thì chắc chắn mở chi nhánh, văn phòng là việc tất yếu.

Ưu điểm của thành lập chi nhánh là:

  • Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như công ty mẹ,
  • Được phép đăng ký con dấu riêng.
  • Thay công ty mẹ ký hợp đồng kinh tế.
  • Việc thành lập chi nhánh công ty cổ phần giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty.

Vì thủ tục thành lập chi nhánh của công ty thường rất phức tạp, lại tốn nhiều thời gian, công sức và khá nhiều chi phí của bạn trong khi bạn đang rất bận rộn. Đồng thời bạn cũng chưa  am hiểu sâu về pháp luật nên nhiều vấn đề sai sót có thể phát sinh làm bạn phải chạy đi chạy lại nhiều lần. Thay vì vất vả như vậy hãy để Công ty luật Sunlaw  giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý cho việc thành lập chi nhánh công ty một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí của doanh nghiệp một cách tối đa.

 

Bài viết cùng chủ đề

23 May, 2020 | lượt xem
Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài |...

Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài Bạn đang có nhu cầu tìm luật sư Tư vấn thành lập chi nhánh cho thương nhân nước ngoài?  Bạn...

Xem thêm
28 Sep, 2020 | lượt xem
Hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài | Luật...

Hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty nước ngoài Doanh nghiệp nước ngoài khi muốn mở chi nhánh tại Việt Nam cần những điều kiện gì? Thử tục thế nào?….Đó...

Xem thêm
Facebook Zalo Phone Google Business