Thành lập công ty phải đóng những loại thuế gì? Công ty luật Sunlaw

06 Aug, 2020 | 6 lượt xem

Thành lập công ty phải đóng những loại thuế gì? Công ty luật Sunlaw

Mục lục Ẩn 1 Thành lập công ty phải đóng những loại thuế gì? 1.1 Thuế môn bài (lệ phí môn bài) phải nộp khi thành lập công ty: 1.2 Thuế giá trị gia tăng phải nộp khi doanh nghiệp hoạt động có phát sinh doanh thu trên hóa đơn đỏ: 1.3 Thuế thu nhập […]

Thành lập công ty phải đóng những loại thuế gì?

Bạn đang tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập công ty cũng như khi thành lập công ty phải đóng những loại thuế gì? Phương pháp tính thuế như thế nào?….để có thể lập bản kế hoạch khởi nghiệp của mình.

Là Công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu tại Việt Nam, Luật SUNLAW sẽ làm rõ những vấn đề đó cho bạn qua bài viết dưới đây:

 Việt Nam Có 4 loại thuế chính mà doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập.
Đó là thuế môn bài( lệ phí môn bài), thuế Giá Trị Gia Tăng, Thuế Thu nhập Doanh nghiệp và thuế Thu Nhập cá Nhân .

Thành lập công ty phải đóng những loại thuế gì

Thành lập công ty phải đóng những loại thuế gì

  1. Thuế môn bài (lệ phí môn bài) phải nộp khi thành lập công ty:

Loại thuế này mỗi năm  công ty phải nộp 1 lần theo mức vốn điều lệ, tùy vào thời điểm thành lập nếu bạn thành lập công ty sau ngày 30/6 bạn chỉ phải nộp ½ mức thuế theo biểu thuế quy định dưới đây:

  • Mức 1 vốn điều lệ đăng ký 10 tỷ trở xuống: thuế môn bài phải đóng là 2 triệu/năm.
  • Mức 2 vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ:  thuế môn bài phải đóng là 3 triệu/năm.
  • Mức đóng thuế môn bài dành cho đơn vị hạch toán phụ thuộc như:  Văn phòng đại diện, chi nhánh,địa điểm kinh doanh, kho hàng là 1 triệu.

Sau khi nhận được Giấy phép kinh doanh, công ty  phải nộp tờ khai thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Bạn cần biết cách thức nộp, mức thuế và quy định xử phạt chậm nộp thuế môn bài để tránh vi phạm.

  1. Thuế giá trị gia tăng phải nộp khi doanh nghiệp hoạt động có phát sinh doanh thu trên hóa đơn đỏ:

Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa. Để xác định được số tiền thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp thì cần phải biết doanh nghiệp đó đăng ký kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp nào.

Có hai phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

* Nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì cách tính như sau:

Nếu thuế giá trị gia tăng đầu ra lớn hơn  thuế giá trị gia tăng đầu vào thì  công ty phải nộp phần chênh lệch đó. Ngược lại nếu thuế giá trị gia tăng đầu ra nhỏ hơn thuế giá trị gia tăng đầu vào thì công ty sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn kinh doanh cây cảnh . Xác định tiền thuế giá trị gia tăng phải đóng trong quý 1 như sau:

  • Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp mua vào thể hiện trên hóa đơn đỏ  từ nhà cung cấp là 77 triệu (Hàng hóa mua vào chưa VAT là 70 triệu, trong đó có VAT là 10% tương đương 7 triệu đồng).
  • Tổng giá trị hàng hóa  bán ra thể hiện trên hóa đơn đỏ bạn xuất cho khách hàng là 165 triệu (Hàng hóa bán ra chưa VAT là 150 triệu, trong đó có VAT là 10% tương đương 15 triệu đồng).

===> Tổng số tiền VAT phải đóng cho cơ quan thuế là: 15 triệu – 7triệu = 8 triệu đồng.

* Nếu doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, thì sẽ có 2 cách tính thuế giá trị gia tăng như sau.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, công thức tính thuế sẽ là:

Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với phương pháp này được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. VD: Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%, dịch vụ là 5% (Tham khảo Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC).

Ví dụ: Công ty Cây cảnh bán cây cho công ty AAA với giá là 10.000.000 đồng.

– Số thuế GTGT phải nộp = 10.000.000 x 1% = 100.000 đồng.

– Trong đó: 1% là tỷ lệ % nộp thuế GTGT trên doanh thu của hoạt động bán buôn, bán lẻ.

Trường hợp 2:  doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng (thường áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý) thì thuế giá trị gia tăng sẽ được tính bằng 10% của giá trị tăng thêm.

Ví dụ: Công ty XYZ mua 1 chiếc nhẫn vàng với giá là 5 triệu đồng, bán ra với giá 7 triệu đồng. Như vậy, giá trị tăng thêm sẽ là 5 triệu đồng – 7 triệu đồng = 2 triệu đồng. Vậy thuế GTGT phải nộp của công ty XYZ = 2 triệu x 10% = 200.000đ.

Đến đây, có thể Bạn sẽ thắc mắc vậy làm sao biết công ty mình tính thuế theo phương pháp gì? Việc này công ty có thể tự xác định và đăng ký khi thành lập công ty, dựa vào tình hình thực tế và lĩnh vực kinh doanh của công ty sau này…

  1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

Thuế TNDN là sắc thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ hết các khoản chi phí hợp lý.

Tất cả tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải đóng thuế TNDN. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Ví dụ: Tổng doanh thu bán hàng trong năm 2020 của công ty ABC là 500 triệu đồng. Trong đó giá vốn của hàng hóa là 100 triệu đồng. Chi phí bán hàng là 50 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp là 50 triệu đồng.

Khi đó lợi nhuận = doanh thu – giá vốn -( chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp) = 500 – 100 -( 50 +50) = 300. Hay có thể nói là, công ty ABC lãi 300 triệu đồng.

Vậy số thuế TNDN mà công ty ABC phải nộp = 300 triệu x 20% = 60 triệu đồng.

Tuy nhiên, việc xác định chi phí  hợp lý, hợp lệ để tính lợi nhuận còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh và ngành nghề riêng của mỗi công ty.

  1. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp đóng thay cho người lao động. Thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. Cách tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân – Các khoản giảm trừ.

– Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ công ty chi trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN

– Các khoản giảm thuế thu nhập cá nhân gồm:

+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.triệu đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/người/tháng.

+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Ví dụ: Một nhân viên có:

  • Lương cơ bản: 15.000.000đ
  • Tiền phụ cấp ăn trưa: 730.000đ
  • Tiền thưởng: 3.500.000đ
  • Các khoản bảo hiểm phải nộp: 15.000.000đ x 10.5% = 1.575.000đ
  • Giảm trừ bản thân: 9.000.000đ
  • Đăng ký 1 người phụ thuộc: 3.600.000đ

Vậy thu nhập chịu thuế TNCN của người đó là = 15.000.000 + 3.500.000 – 730.000 = 17.770.000đ

Còn thu nhập tính thuế TNCN của người đó là = 17.770.000 – 9.000.000 – 3.600.000 – 1.575.000 = 3.595.000đ

Suy ra, thuế TNCN phải nộp = 3.595.000 x 5% = 179.750đ.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp một số loại thuế khác như: Thuế môi trường, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất ….nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nhheef liên quan đến các sắc thuế đó.

  1. Thuế môi trường:

 Đây là phí mà doanh nghiệp đóng nhằm mục đích sử dụng để cải tạo môi trường, xử lý chất thải nơi doanh nghiệp hoạt động. (Nếu doanh nghiệp không kinh doanh ảnh hưởng tới môi trường thì không phải đóng loại thuế này).

  1. Thuế xuất nhập khẩu:

Loại thuế này  phải nộp khi doanh nghiệp  hoạt động có liên quan tới lĩnh vực xuất nhập khẩu.

  1. Thuế sử dụng đất chỉ nộp khi doanh nghiệp có thuê đất của nhà nước:

 Hàng năm Doanh nghiệp của bạn phải đóng những khoản thuế sử dụng đất cho nhà nước theo mức thuế được ban hành.

Ngoài những  loại thuế cơ bản trên thì tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà công ty còn phải nộp thêm các loại thuế như: thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, …

Trên đây là những  loại thuế bạn cần phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp.. Nếu có thắc mắc hoặc vướng bận ở bất cứ loại thuế nào hãy liên lạc với Luật SUNLAW chúng tôi để được tư MIỄN PHÍ. SUNLAW luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý doanh nghiệp.

Bài viết cùng chủ đề

25 May, 2020 | 2 lượt xem
Tư vấn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên...

Tư vấn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên 100% vốn nước ngoài Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển với lợi thế...

Xem thêm
11 Aug, 2020 | 6 lượt xem
Thành lập công ty dược phẩm | Công ty luật Sunlaw

Thành lập công ty dược phẩm     Hiện nay việc Thành lập công ty dược phẩm đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vì đặc tính riêng nên dược phẩm...

Xem thêm
Facebook Zalo Phone Google Business