Muốn thành lập công ty cần chuẩn bị những gì ? | Công ty luật Sunlaw

20 Jul, 2020 | 7 lượt xem

Muốn thành lập công ty cần chuẩn bị những gì ? | Công ty luật Sunlaw

Mục lục Ẩn 1 Muốn thành lập công ty cần chuẩn bị những gì ? 1.1 Để kinh doanh thành công bạn cần chuẩn bị tốt 2 nhóm yếu tố cần thiết sau: 1.2 Cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất cho mình: 1.3 Chuẩn bị đặt tên cho công ty 1.4 […]

Muốn thành lập công ty cần chuẩn bị những gì ?

Thành lập công ty để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh là điều không hề đơn giản đối với những người lần đầu lập công ty. Ngoài ý tưởng kinh doanh bạn đã  có sẵn thì thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp các bạn phải tìm hiểu rõ. Mặc dù thủ tục hành chính ngày nay được các cơ quan chức năng đơn giản hóa. Song nếu không am hiểu về luật hiện hành bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình  xin giấy phép  kinh doanh cũng nhưng việc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Vậy muốn thành lập công ty cần chuẩn bị nhữ gì? sau đây  LUẬT SUNLAW sẽ nêu cụ thể những vần đề liên quan đến thành lập công ty/doanh nghiệp :

Để kinh doanh thành công bạn cần chuẩn bị tốt 2 nhóm yếu tố cần thiết sau:

+ Chuẩn bị thông tin thành lập công ty/doanh nghiệp đúng luật doanh nghiệp quy định;

+ Chuẩn bị kế hoạch hoạt động kinh doanh bài bản

Cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất cho mình:

Hiện nay ở Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất là:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ. Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã đăng ký góp.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Từ 2 – 50 cá nhân/tổ chức góp vốn thành lập công ty.Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đăng ký góp vào công ty.
  • Công ty cổ phần: Là loại hình công ty có tối thiểu từ 3 cổ đông trở lên.Không giới hạn số lượng cổ đông tham gia . Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hanh trong phạm vi cổ phần mình sở hữu.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với nghĩa vụ của công ty.
  • Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 02 thành viên là đồng chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau hoạt động kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài những thành viên hợp danh thì công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Chuẩn bị đặt tên cho công ty

– Bạn phải xác định được công ty bạn muốn mở  tên gì. Tên công ty được viết bằng tiếng Việt Nam có thể kèm theo chữ,số và ký hiệu đặc biệt, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố là loại hình công ty và tên riêng. Tên công ty phải được viết hoặc gắn, treo tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty nếu có. Tên công ty không được đặt  trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên toàn quốc.

– Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương tự sang tiếng nước ngoài.

Chuẩn bị lựa chọn đặt địa chỉ trụ sở công ty

– Địa chỉ doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp bạn phải ở trong lãnh thổ  Việt Nam và có địa chỉ xác định cụ thể .

Lựa chọn đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp

– Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nó chi phối rất nhiều yếu tố khác. Bạn nên chuẩn bị và đăng ký tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề dự tính kinh doanh sau này. Trong trường hợp bạn đăng ký một ngành nghề này nhưng một thời gian sau bạn muốn kinh doanh ngành nghề khác thì bạn có thể bổ sung ngành nghề kinh doanh nhưng việc này cũng mất thời gian .

Lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với mô hình kinh doanh .

– Không có quy định số vốn tối thiểu hoặc tối đa (ngoại trừ nhóm ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định). Số vốn này do công ty tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tải sản cố định hay bất cứ hình thức nào khác. Tuy nhiên chủ sỡ hữu doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã khai khi đăng ký doanh nghiệp nếu có rủi ro về nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động.

Lựa chọn người đại diện pháp luật có đủ khả năng điều hành, dẫn dắt doanh nghiệp phát triển.

– Người đại diện theo pháp luật là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, và các cá nhân hoặc tổ chức đối tác có liên quan.

– Chức danh của người đại diện thường  là Giám Đốc (Tổng giám đốc),Chủ tịch Hội đồng thành viên/quản trị hoặc các chức danh quản lý khác quy định tại điều lệ công ty.

– Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt nam; trường hợp ra nước ngoài trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Chuẩn bị kế hoạch hoạt động kinh doanh bài bản

Chuẩn bị ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo, có ưu thế

 – Nếu bạn đã có ý tưởng kinh doanh tốt, có sáng tạo hoặc có ưu thế vượt trội so với thị trường cạnh tranh thì công việc kinh doanh của bạn ban đầu đã thành công tới 60%.  Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp về lâu dài phụ thuộc nhiều vào ý tưởng kinh doanh ban đầu mà bạn đã xây dựng.

Bạn cần một kế hoạch kinh doanh rõ ràng

– Hãy vạch ra kế hoạch kinh doanh bao gồm kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch phát triển thị trường và khách hàng tiềm năng. Một kế hoạch kinh doanh tốt phải được hoạch định và chuẩn bị chi tiết. Bạn cần phác thảo chi tiết được nguồn tiền đầu tư, nguồn vốn hoạt động, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế, doanh số bán hàng, các chi phí phát sinh khác và cuối cùng là xác định được lợi nhuận của công ty.

Bạn cần xác định thị trường mục tiêu ngay từ khi chuẩn bị thành lập công ty

Chuẩn bị ngân sách tài chính cho doanh nghiệp.

– Có ý  tưởng kinh doanh tốt thì chưa đủ, Bạn cần phải có tài chính để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình.

Nghiên cứu đối thủ cùng ngành, biết địch – biết ta: Trăm trận trăm thắng

Tìm kiếm và lên danh sách khách hàng tiềm năng

– Doanh nghiệp tồn tại hay phá sản là do lượng khách hàng quyết định. Nếu bạn lập doanh nghiệp ra mà trong khoảng thời gian dài không có khách hoặc quá ít khách hàng thì đồng nghĩa với việc sớm muộn doanh nghiệp của bạn cũng bị phá sản. Một kinh nghiệm chỉ ra rằng  nên bạn chuẩn bị được tệp khách hàng từ trước đồng thời vừa nghiên cứu và tận dụng các công cụ Marketing truyền thống  và hiện đại để  tăng số lượng khách hàng tiềm năng. Xác định đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình để khi bắt đầu kinh doanh là triển khai luôn.

 Là công ty tư vấn luật  hàng đầu Việt Nam SUNLAW sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn cần chuẩn bị gì trước khi thành lập doanh nghiệp/công ty, cũng như tư vấn sau tkhi thành lập doanh nghiệp đi vào hoạt động  giúp doanh nghiệp bạn hoạt động có định hướng và phát triển. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ đến SUNLAW để được giải đáp mọi thắc mắc pháp lý.

Chúc các bạn sớm thành công !

🏠 CÔNG TY LUẬT TNHH MTV SUNLAW – CHI NHÁNH KHÁNH HOÀ
🏪 Địa chỉ :51 Đường A2, KĐT VCN Phước Hải, Nha Trang, Khánh Hoà
📞 Hotline : 0901 202 585 – 0889 181 585
📌 Google maps: https://g.page/thutuclyhonnhatrang?share

Bài viết cùng chủ đề

11 Aug, 2020 | 6 lượt xem
Thành lập công ty dược phẩm | Công ty luật Sunlaw

Thành lập công ty dược phẩm     Hiện nay việc Thành lập công ty dược phẩm đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vì đặc tính riêng nên dược phẩm...

Xem thêm
24 Jul, 2020 | 6 lượt xem
Thành lập công ty tài chính | Công ty luật Sunlaw

Thành lập công ty tài chính     Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hoạt động của các công ty tài chính là một trong những yếu tố giúp thúc...

Xem thêm
Facebook Zalo Phone Google Business