Mục lục Ẩn 1 CHỒNG ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI VỢ CÓ LY HÔN ĐƯỢC KHÔNG? 1.1 Tình huống: 1.2 Trả lời: 1.3 Cơ sở pháp lý về thẩm quyền giải quyết vụ án có yếu tố nước ngoài 1.4 Hồ sơ, thủ tục ly hôn bao gồm: 1.5 Cơ sở pháp lý về giải quyết […]
Trong tình hình kinh tế mới hiện nay, nhiều gia đình có người thân của mình (vợ hoặc chồng) phải đi ra nước ngoài để công tác, làm ăn, sinh sống trong một khoản thời gian dài. Điều này, dẫn đến nhiều cặp vợ chồng không chịu nổi sự cô đơn, thiếu vắng tình cảm gia đình trong chính ngôi nhà của mình phải quyết định ly hôn. Vì vậy, trong trường hợp chồng đang ở nước ngoài, vợ có ly hôn được không?
Công ty Luật SUNLAW hiểu được những vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng đang mắc phải về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên giỏi, chuyên nghiệp về lĩnh vực hôn nhân gia đình sẽ giải quyết vấn đề thủ tục vợ ly hôn với chồng đang ở nước ngoài của Quý khách hàng.
Kính thưa Luật sư! Tôi có thắc mắc về thủ tục ly hôn với chồng đang ở nước ngoài trong tình huống của tôi. Tôi kết hôn với chồng cách đây 2 năm, sau đó chồng tôi được công ty chọn đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc trong vòng 1 năm. Nhưng khi chồng tôi qua Hàn Quốc, lại không muốn về Việt Nam nữa và muốn định cư lại Hàn Quốc luôn. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư SUNLAW về cách giải quyết và thủ tục ly hôn với chồng đang ở nước ngoài như thế nào? Tôi chân thành cám ơn Luật sư.
Luật sư SUNLAW chào bạn! Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi cho công ty Luật SUNLAW chúng tôi. Trường hợp của bạn, Luật sư xin được giải đáp rằng chị có thể tiến hành ly hôn với chồng đang ở nước ngoài và căn cứ theo các quy định pháp luật như sau:
Căn cứ theo Điều 28, 37, 39 và Điều 469 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài khi một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ án của tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú. Vì vậy, chị phải nộp hồ sơ ly hôn cùng các tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chồng chị cư trú ở Việt Nam trước khi đi xuất khầu lao động qua Hàn Quốc.
Căn cứ theo Điều 28 và Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình hoặc yêu cầu về hôn nhân và gia đình đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Và tại Khoản 3, Điều 35 BLTTDS 2015 quy định:
– Tranh chấp, yêu cầu về dâm sự, hôn nhân và gia đình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này khi đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải làm thu tục uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tại nước mà bị đơn đang cư trú, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.
– Quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp căn cứ Điều 36, Bộ luật tố tụng dân sự những vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài khi một bên ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết.
– Quy định về thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 37 BLTTDS 2015. Tuy nhiên, trường hợp bị đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp căn cứ vào khoản 1, điều 40 BLTTDS 2015:
Nộp hồ sơ ly hôn: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú. Căn cứ tại Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì sẽ được gia hạn nhưng không vượt quá 02 tháng. Trong 01 tháng kế từ ngày ra quyết định thụ lý vụ án ly hôn, Tòa án phải mở phiên tòa. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian so với Luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.
Công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn đơn phương với công dân Việt Nam đã ra nước ngoài (bị đơn) căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Nếu có cơ sở về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Hoặc đời sống vợ chồng không đáp ứng được những vấn đề của nhau, không mang lại hạnh phúc cho nhau. Những điều trên làm cho hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Đương sự cần phải chứng minh những thông tin trên là trung thực, chính xác. Nếu vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích, và người kia muốn yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trên đây là nội dung tư vấn về: chồng đang ở nước ngoài, vợ có ly hôn được không? Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần được giải đáp các vấn đề pháp lý khác bạn liên hệ luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình trực tuyến để nhận được sự tư vấn nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ Luật sư Nha Trang- Công ty Luật SUNLAW.
9 điều cần biết khi làm thủ tục ly hôn Ly hôn là sự lựa chọn cuối cùng của vợ chồng với nhau và không ai mong muốn xảy ra điều...
Xem thêmLY HÔN THUẬN TÌNH TẠI NHA TRANG Hiện nay, có rất nhiều cặp vợ chồng mong muốn được tư vấn ly hôn thuận tình và thực hiện thủ tục ly hôn...
Xem thêm