Các bước thành lập công ty giáo dục | Công ty luật Sunlaw

12 Aug, 2020 | 5 lượt xem

Các bước thành lập công ty giáo dục | Công ty luật Sunlaw

Mục lục Ẩn 1 Các bước thành lập công ty giáo dục 1.1 Bước 1: Đăng ký thành lập công ty giáo dục 1.1.1 1.1.Chuẩn bị đăng ký: 1.1.2 1.2.Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty giáo dục đào tạo 1.2 Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu […]

Các bước thành lập công ty giáo dục

Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhu cầu trang bị các kiến thức và kỹ năng của xã hội ngày một tăng. Trong đó dịch vụ giáo dục chiếm một phần khá lớn, đặc biệt là giáo dục cho trẻ em, thanh thiếu niên. Kết quả thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy 42% dân số Việt Nam đang ở độ tuổi dưới 24 – độ tuổi vàng cho đại đa số các lĩnh vực giáo dục.

Vì vậy, có thể nói đầu tư kinh doanh giáo dục ở Việt Nam đang là một mảnh đất màu mỡ đối với các nhà đầu tư.

Bài viết sau đây Công ty LUẬT SUNLAW sẽ hướng dẫn các bước thành lập công ty giáo dục đào tạo.

Các bước thành lập công ty giáo dục

Các bước thành lập công ty giáo dục

Bước 1: Đăng ký thành lập công ty giáo dục

1.1.Chuẩn bị đăng ký:

  • Giấy tờ sao y công chứng còn hiệu lực chứng minh nhân thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của thành viên mở công ty
  • Chọn tên công ty:

+ Pháp luật quy định rất rõ về các trường hợp cấm khi đặt tên công ty, bạn cần lưu ý để tránh việc không được cấp phép kinh doanh hoặc bị buộc đổi tên về sau

+ Để đảm bảo tên công ty hợp lệ theo quy định pháp luật, tham khảo và tra cứu tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong cơ sở dữu liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

  •  Địa chỉ công ty:

+ Địa chỉ công ty phải có thực, cụ thể, rõ ràng, gồm số nhà, ngõ, hẻm, đường hoặc thôn, xóm, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại liên hệ, số fax, email (nếu có)

+ Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể

  • Vốn điều lệ:

+ Là số vốn do các thành viên, sáng lập công ty đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định, được ghi trong Điều lệ công ty

+ Doanh nghiệp sẽ tự đăng ký vốn điều lệ công ty tùy nhu cầu, ngành nghề và quy mô hoạt động. Tuy nhiên, hết sức lưu ý bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký trong trường hợp có vấn đề phát sinh.

  • Người đại diện pháp luật cho công ty:

+ Là cá nhân đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Tòa án, Trọng tài và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh  từ giao dịch của công ty,

  • Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh:

+ Bạn có thể chọn Mã ngành nghề kinh doanh giáo dục trong danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất của Việt Nam

STT       TÊN NGÀNH NGHỀ        MÃ SỐ

1           Giáo dục mầm non        8510

2          Giáo dục tiểu học          8520

3          Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông           8531

4          Giáo dục nghề nghiệp    8532

5          Đào tạo cao đẳng          8541

6          Đào tạo đại học và sau đại học   8542

7          Giáo dục thể thao và giải trí       8551

8          Giáo dục văn hoá nghệ thuật     8552

9          Giáo dục khác (dịch vụ dạy kèm; giáo dục dự bị; dạy ngoại ngữ,  dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe; đào tạo tự vệ; dạy máy tính;…)            8559

+ Nếu gặp khó khăn trong việc chọn mã ngành nghề giáo dục phù hợp, hãy liên hệ công ty Sunlaw để được hỗ trợ kịp thời.

1.2.Nộp bộ hồ sơ thành lập công ty giáo dục đào tạo

Hồ sơ thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư địa phương nơi đặt cơ sở kinh doanh, bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh giáo dục;
  • Điều lệ công ty giáo dục
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn)
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty, các thành viên trong công ty
  • Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Thời gian nhận giấy phép kinh doanh: trong vòng 3 – 4 ngày làm việc kể từ lúc nộp đủ hồ sơ, không tính ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết.

Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của công ty

– Thời gian nhận con dấu công ty là 01 ngày làm việc kể từ khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty được tự quy định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của công ty. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi giấy biên nhận cho công ty, đăng thông báo thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của công ty.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,  doanh nghiệp  phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Một bộ hồ sơ công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu của Nhà nước;
  • Nếu người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả không phải là người đại diện theo pháp luật thì phải có văn bản ủy quyền
  • Bản sao công chứng  1 trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)

Bạn có thể nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh địa phương hoặc nộp trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia

Bước 4: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế

Các bước cần thực hiện để hoàn tất nghĩa vụ về thuế:

  • Thực hiện treo biển tại trụ sở công ty đã đăng ký;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế của công ty;
  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài theo quy định
  • Thực hiện in, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

Bước 5: Thực hiện thủ tục đề nghị cấp các loại giấy phép có điều kiện tương ứng với loại hình kinh doanh giáo dục.

Một số hình thức kinh doanh giáo dục phổ biến thuộc loại hình kinh doanh có điều kiên:

  • Cơ sở đào tạo kỹ năng (kỹ năng mềm, kỹ năng sống,..)
  • Cơ sở đào tạo ngoại ngữ, đào tạo tin học,
  • Trung tâm dạy nghề,
  • Trường mầm non, nhà trẻ,
  • Trường Đại học, cao đẳng, trung học, tiểu học, mầm non .
  • Thành lập loại hình đào tạo liên quan đến giáo dục khác.

Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh đã đăng ký và dự định kinh doanh, bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động (giấy phép con).

Ví dụ bạn đăng ký kinh doanh mô hình trung tâm dạy nghề. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần nộp hồ sơ để xin them giấy chứng nhận dạy nghề tại Sở Lao động thương binh & Xã hội tại địa phương kinh doanh. . Sau khi được cấp giấy chứng nhận dạy nghề thì mới được phép hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn gặp vướng mắc trong việc  thành lập công ty giáo dục,  xin giấy chứng nhận có điều kiện, hãy liên hệ công ty LUẬT SUNLAW để được hỗ trợ.

Bài viết cùng chủ đề

02 Aug, 2020 | 6 lượt xem
Thành lập công ty xuất nhập khẩu | Công ty luật Sunlaw...

Thành lập công ty xuất nhập khẩu        Thời gian gần đây việc kinh doanh xuất nhập khẩu đang nhận được sự quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức tại...

Xem thêm
25 May, 2020 | 6 lượt xem
Thủ tục  thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên...

Thủ tục  thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên 100% vốn nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên...

Xem thêm
Facebook Zalo Phone Google Business